Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đau lưng do thoát vị đĩa đệm, cần hạn chế ăn gì để phòng tránh cơn đau

Mặc dù việc điều trị, tập luyện và nghỉ ngơi rất quan trọng để phục hồi thoát vị đĩa đệm, nhưng những điều chỉnh về chế độ dinh dưỡng cũng rất cần thiết để hạn chế và phòng ngừa tái phát cơn đau.

1. Vai trò của dinh dưỡng trong điều trị thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh phổ biến thường xảy ra ở độ tuổi trung niên. Theo thời gian, vòng sụn bên ngoài bị xơ hóa, nhân nhầy của đĩa đệm bị khô, mất tính đàn hồi, thoát vị vào trong ống sống và chèn ép dây thần kinh.

Nguyên nhân gây đau do thoát vị thường là do thoái hóa và rách vòng xơ đĩa đệm, nhân nhầy sẽ thoát vị qua chỗ rách và chui ra đằng sau gây chèn ép dây thần kinh.

Người bị thoát vị đĩa đệm sẽ có những triệu chứng điển hình là có những cơn đau nhức từ thắt lưng lan xuống mông, đùi, cẳng chân, thậm chí là bàn ngón chân. Tê bì chân tay, yếu cơ. Trường hợp thoát vị nặng có triệu chứng rối loạn đuôi ngựa hoặc chèn ép đuôi ngựa như đi ngoài đại tiểu tiện không tự chủ hay có tình trạng teo cơ

Đau lưng do thoát vị đĩa đệm, cần hạn chế ăn gì để phòng tránh cơn đau?- Ảnh 1.

Triệu chứng điển hình của thoát vị đĩa đệm là những cơn đau nhức từ thắt lưng lan xuống mông, đùi, chân.

Khi bị thoát vị đĩa đệm người bệnh cần được điều trị đúng cách, có chế độ tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý. Bên cạnh đó, những điều chỉnh về chế độ dinh dưỡng cũng rất cần thiết để hạn chế và phòng ngừa tái phát cơn đau.

Có một cách hiệu quả để giảm thiểu cơn đau liên quan đến thoát vị đĩa đệm là điều chỉnh chế độ ăn uống. Người bệnh nên ăn những thực phẩm giúp giảm viêm một cách tự nhiên như: rau xanh, quả chín, các loại hạt như hạnh nhân và quả óc chó; dầu ô liu… Đồng thời cần tránh các thực phẩm có xu hướng làm tình trạng viêm nặng hơn.

Theo TS.BS. Nguyễn Trọng Hưng, Trung tâm Khám tư vấn, phục hồi dinh dưỡng và kiểm soát béo phì, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, những thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe cột sống và đĩa đệm. Để cơ thể khỏe mạnh, giữ xương chắc khỏe và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn, chúng ta cần có chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý.

Ngoài ra người bệnh thoát vị đĩa đệm cũng cần lưu ý tránh các loại thực phẩm không tốt như tránh ăn quá nhiều đạm và thực phẩm giàu chất béo, thịt nhiều mỡ, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ… Các loại thực phẩm chứa purin như nội tạng động vật, đồ uống có cồn và chất kích thích như rượu bia, cà phê, thức ăn cay nóng, nhiều gia vị… cần hạn chế tối đa vì khi sử dụng có thể sẽ kích thích phản ứng viêm ở khớp làm cơn đau trở nên trầm trọng hơn.

2. Một số thực phẩm gây viêm cần hạn chế khi bị đau lưng

Hạn chế đường tinh luyện

Ăn quá nhiều đường có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm và đau khi thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Vì vậy, để giảm đau, bạn nên giảm lượng đường ăn vào. Những thực phẩm chứa đường không tốt cho sức khỏe bao gồm: bánh kẹo, nước ngọt, soda, ngũ cốc có đường…

Nói không với thực phẩm chế biến sẵn

Thực phẩm chế biến sẵn như gà rán, khoai tây chiên, thực phẩm đóng hộp và pizza… không tốt cho sức khỏe của tất cả mọi người chứ không riêng những người bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.

Nguyên nhân do chúng chứa hàm lượng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa cao, có thể làm tăng tình trạng viêm và gây đau. Thay vào đó chúng ta nên ăn các loại thực phẩm nguyên chất như trái cây, rau và thịt nạc.

Hạn chế các sản phẩm từ sữa giàu chất béo

Các sản phẩm làm từ sữa giàu chất béo như phô mai, bơ và kem có thể làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể, dẫn đến đau đớn và khó chịu cho những người bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Vì vậy, nếu cảm thấy đau hoặc cứng cơ, người bệnh nên cắt giảm các sản phẩm từ sữa. Chọn các sản phẩm thay thế không phải sữa động vật như sữa hạnh nhân hoặc sữa đậu nành.

Hạn chế muối

Ăn nhiều muối có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm và dẫn đến đau tăng. Người bệnh nên tránh các thực phẩm có hàm lượng natri cao như thực phẩm đóng hộp, thức ăn ủ muối và thực phẩm chế biến sẵn. Cách tốt nhất là nên tự chuẩn bị bữa ăn cho mình bằng nguyên liệu tươi và nêm lượng muối tối thiểu.

Đau lưng do thoát vị đĩa đệm, cần hạn chế ăn gì để phòng tránh cơn đau?- Ảnh 3.

Thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều đường và muối không tốt cho người bị đau lưng.

Tránh ăn đồ cay nóng

Đồ ăn chứa nhiều gia vị cay nóng cũng có thể làm trầm trọng thêm chứng viêm và làm tăng cơn đau do thoát vị đĩa đệm thắt lưng.

Bạn nên chọn các món có ít gia vị, chế biến bằng cách hấp, luộc hay chọn các loại gia vị nhẹ hơn để tạo hương vị cho món ăn như nghệ và thì là.

Tránh thực phẩm chứa purin

Các loại thịt, nội tạng động vật có hàm lượng purin cao như: thịt đỏ, gan, tim, thận, óc; cá cơm, cá tuyết, cá trích… là những thực phẩm gây ảnh hưởng xấu đối với những người bị thoát vị đĩa đệm do nó kích thích phản ứng viêm ở khớp, làm cơn đau trầm trọng hơn.

Hạn chế tối đa rượu và caffeine

Cả rượu và cafe đều có thể làm cơ thể mất nước, điều này có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng đau.

Do đó người bị thoát vị đĩa đệm nên hạn chế tối đa uống rượu và nên chọn đồ uống không chứa caffein.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 6 cách tự nhiên giúp giảm đau lưng hiệu quả.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Vì sao người béo phì dễ bị ợ nóng hơn?

    Béo phì gắn liền với những bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, trong đó có chứng ợ nóng. Tìm hiểu nguyên nhân cân nặng quá mức làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản cũng như cách để kiểm soát tại nhà.

  • 27/04/2024

    Mỳ chính (bột ngọt) có an toàn cho trẻ em và phụ nữ mang thai không?

    Bằng chứng khoa học cho thấy bột ngọt (monosodium glutamate) an toàn cho mọi người ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em, trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai.

  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

Xem thêm