Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nấm miệng – Căn bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ

Nấm miệng là một tình trạng mà trong đó các loại nấm Candida albicans tích tụ và phát triển trên niêm mạc miệng. Bệnh nấm miệng thường xảy ra đối với trẻ sơ sinh, trẻ em dưới 2 tuổi và những người đeo răng giả, sử dụng corticosteroid hít hoặc có tổn thương hệ thống miễn dịch.

Tại sao trẻ dễ bị nấm miệng

Bệnh nấm miệng được gây ra bởi một chủng nấm men có tên là Candida albicans sống ở trên da và bên trong miệng của hầu như tất cả mọi người. Bình thường chúng sẽ không gây ra bất kỳ triệu chứng nào, nhưng lại đặc biệt dễ gây nhiễm trùng ở đối tượng có hệ miễn dịch yếu. Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch chưa thực sự hoàn thiện, do vậy đây là nhóm đối tượng dễ bị mắc bệnh nhất.

Nấm miệng là một căn bệnh khá phổ biến, cứ 20 trẻ sơ sinh thì có 1 trẻ mắc bệnh. Bệnh xảy ra chủ yếu ở trẻ sơ sinh khoảng 4 tuần tuổi, trẻ lớn hơn cũng có thể mắc. Đặc biệt trẻ sinh non (trước 37 tuần) càng có nguy cơ cao bị nấm miệng.

Triệu chứng

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh nấm miệng là tổn thương dạng kem trắng hoặc hơi vàng giống như cháo bột, sữa đông hoặc pho mát cottage. Các tổn thương này có thể ở lưỡi, nướu, vòm miệng hoặc bên trong má.

Không giống như sữa, các mảng trắng này không thể loại bỏ dễ dàng, thường dính chặt vào niêm mạc miệng, ưỡi. Khi bạn cố gẵng cạo, bóc chúng đi, các mô bên dưới mảng trắng sẽ trở nên đỏ và đôi khi bị chảy máu. Nói chung các mảng này thường không quá nguy hiểm cho trẻ nhưng đôi khi chúng gây đau và trẻ sẽ gặp khó khăn khi ăn uống.

Các dấu hiệu và triệu chứng khác của bệnh nấm miệng ở trẻ em bao gồm:

  • Nước bọt có màu trắng hơi lấp lánh
  • Trẻ không muốn bú mẹ, bỏ bú
  •  Có tiếng kêu lạo xạo trong khi trẻ bú
  • Trẻ chậm tăng cân

Một số trẻ có hiện tượng thổi bong bóng nước bọt nhiều hơn bình thường do nhiễm trùng trong miệng.

Điều trị nấm miệng ở trẻ em

Trong hầu hết mọi trường hợp nấm miệng sẽ tự hết trong vòng vài ngày mà không cần điều trị. Nếu các triệu chứng không đỡ và gây phiền toái cho trẻ, hãy đưa trẻ đi khám bác sỹ. Các loại thuốc gel hay thuốc dạng giọt kháng nấm để điều trị chứng nấm miệng rất sẵn có tại hiệu thuốc. Tuy nhiên, bạn cần phải hỏi ý kiến bác sỹ hoặc dược sỹ trước khi cho trẻ sử dụng thuốc bởi một số loại có thể không thích hợp cho trẻ còn quá nhỏ.

Nếu trẻ vẫn đang bú mẹ, người mẹ cũng có thể bị nhiễm nấm tại vú khi cho trẻ bú. Trong trường hợp này, người mẹ cũng cần phải sử dụng thuốc điều trị cùng lúc với trẻ để phòng nhiễm trùng qua lại giữa vú mẹ và miệng trẻ.

Phòng bệnh nấm miệng

Trong phần lớn trường hợp, nguyên nhân gây nấm miệng ở trẻ sơ sinh là không rõ ràng. Do vậy, các bác sỹ đề xuất một số bước sau đây để giúp phòng nhiễm trùng miệng do nấm ở trẻ em:

  • Nếu trẻ đang dùng núm vú giả, hãy tiệt trùng tất cả các núm vú giả thường xuyên cũng như các loại đồ chơi mà trẻ dễ đưa vào trong miệng.
  • Nếu trẻ đang bú bình, hãy thường xuyên tiệt trùng tất cả bình sữa và dụng cụ pha sữa cho trẻ.

Bệnh nấm miệng ở bà mẹ đang cho con bú 

Nếu trẻ đang bú mẹ bị nấm miệng, như đã đề cập ở trên rất có khả năng trẻ sẽ lây nấm từ miệng trẻ sang vú mẹ khiến cho bầu vú hoặc núm vú đều bị nhiễm trùng. Các triệu chứng cho thấy người mẹ bị nhiễm nấm:

  • Đau khi bạn đang cho trẻ bú, thậm chí ngay cả sau khi trẻ bú xong
  • Núm vú và quầng vú bị bong tróc, nứt, đau và nhạy cảm hơn bình thường.
  • Quầng vú bị bóng và đỏ
  • Đau nhói, cảm giác rát và ngứa ở một hoặc cả hai bên vú

Bạn có thể bị nhiễm nấm mà đôi khi không có dấu hiệu của nhiễm trùng. Tuy nhiên, những triệu chứng kể trên có thể là triệu chứng của bệnh viêm vú. Một trường hợp khác có thể dẫn đến nấm miệng là do sử dụng kháng sinh, điều này dẫn đến làm giảm số lượng vi khuẩn có lợi, tạo điều kiện cho nấm gây bệnh nấm miệng sinh sôi.

Trong trường hợp nếu không có biểu hiện triệu chứng, bạn sẽ không cần thiết phải điều trị. Tuy nhiên thường thì cả người mẹ và đứa trẻ nên được điều trị để phòng nhiễm trùng qua lại. Bác sỹ sẽ kê dạng kem bôi kháng nấm để điều trị tại chỗ.

Nếu nhiễm trùng tại vú diễn biến nặng hơn, bác sỹ có thể sẽ kê thuốc kháng nấm dạng viên uống, đồng thời con bạn cũng sẽ được điều trị cùng một lúc để ngăn tái nhiễm. Nếu nhiễm trùng không đỡ sau vài ngày, việc đi khám lại là cần thiết.

Thông tin thêm tham khảo trong bài viết: Các loại nhiễm trùng nấm men

Ths.Bs. Trần Thu Nguyệt - Viện Y học Ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

  • 04/05/2024

    Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây rụng tóc nội tiết tố androgen

    Tóc mỏng đi, phần trán rộng ra hoặc mảng hói ngày càng phát triển hơn, đó có thể là những dấu hiệu của tình trạng rụng tóc nội tiết tố androgen. Rụng tóc do nội tiết tố androgen, còn được gọi là hói đầu, là loại rụng tóc phổ biến nhất.

Xem thêm