Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chóng mặt vào kỳ kinh nguyệt và những điều bạn cần biết

Chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng thường đi kèm một loạt triệu chứng. Các triệu chứng như thay đổi tâm trạng, đau bụng kinh, mệt mỏi, ngực căng hơn, thậm chí là chóng mặt. Mặc dù chóng mặt thường diễn ra ngắn, nhưng bạn vẫn cần phải để ý vì nó có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày hoặc có thể là triệu chứng của một vấn đề tiềm ẩn nào đó.

Nguyên nhân gây chóng mặt trong kỳ kinh nguyệt

  1. Thiếu máu

Mất máu xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt. Mặc dù lượng máu bị mất đi không đủ để gây ra tình trạng chóng mặt, nhưng bạn có thấy cảm thấy mình bị mất thăng bằng nếu lượng máu chảy ra nhiều dẫn đến thiếu máu. Thiếu máu là tình trạng suy giảm số lượng tế bào hồng cầu khiến cho khả năng vận chuyển oxy đến các cơ trong cơ thể bị hạn chế.

Khi bạn bị chóng mặt do chảy máu kinh nguyệt nhiều, oxy sẽ không đến não và cơ, lúc đó, chóng mặt là tín hiệu “dừng lại” của não.

  1. Phản ứng với tình trạng đau bụng kinh

Bạn có thể bị chóng mặt do đột ngột bị đau bụng kinh dữ dội. Thậm chí, chóng mặt sau khi ngủ dậy do đau bụng kinh

Điều này phần lớn là do prostaglandin là hợp chất giống hormone gây ra các cơn co thắt tử cung mà bạn gặp phải trong kỳ kinh nguyệt. Prostaglandin, trong một số các yếu tố khác, được coi là dấu hiệu gây viêm, nghĩa là chúng đóng vai trò gây ra cơn đau mà bạn gặp phải khi bị đau bụng kinh trong kỳ kinh nguyệt.

Những hormone này cũng có thể làm cho các mạch máu giãn ra và gây ra các cơn chóng mặt mà bạn cảm thấy cùng với các cơn đau bụng kinh mạnh.

  1. Nồng độ hormone bị dao động

Nếu bạn không bị chóng mặt hoàn toàn trong kỳ kinh nguyệt nhưng lại có xu hướng cảm thấy choáng váng ngay trước kỳ kinh nguyệt đến thì có thể là do sự dao động của nồng độ hormone. Do estrogen và progesteron là những hormone đóng vai trò trong sức khỏe sinh sản và tình dục, chúng gây ra những thay đổi về lượng đường trong máu.

Sự mất cân bằng nội tiết, chẳng hạn như rối loạn tuyến giáp, rối loạn chức năng rụng trứng hoặc anovulation (một vòng kinh không phóng noãn) cũng có thể ảnh hưởng đến nồng độ hormone, gây choáng váng và chảy máu kinh nguyệt không đều.

Bà mẹ cho con bú có nồng độ hormone prolactin tăng cao, có thể gây tình trạng chóng mặt. Cho con bú cũng gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, nghĩa là bạn có thể có lượng máu ra nhiều hơn bình thường, khiến bạn cảm thấy chân không vững.

  1. Bạn bị u xơ tử cung

Nếu cơn chóng mặt không liên quan đến lượng đường trong máu mà là do chảy máu nặng, thì có khả năng là do u xơ tử cung, khối u được tạo thành từ các tế bào cơ trơn phát triển trong tử cung, những khối u này thường lành tính và khá phổ biến.

Các triệu chứng khác của u xơ tử cung có thể bao gồm:

  • Chảy máu giữa các chu kỳ
  • Đau vùng chậu
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Đau thắt lưng
  • Đau khi quan hệ.

Bạn cũng có thể bị polyp nội mạc tử cung, do sự phát triển quá mức của nội mạc tử cung trong tử cung, bệnh thường lành tính nhưng gây chảy máu.

Triệu chứng đau và chảy máu từ những bệnh này có thể làm bạn bị chóng mặt trong kỳ kinh nguyệt.

  1. Do vòng tránh thai bằng đồng

Nếu bạn quyết định đặt vòng tránh thai bằng đồng để tránh thai, bạn có thể nhận thấy sự gia tăng lượng máu trong chu kỳ. Nghiên cứu phát hiện rằng tăng chảy máu và đau bụng kinh trong kỳ kinh nguyệt là triệu chứng phổ biến nhất sau khi đặt vòng tránh thai.

  1. Bạn bị mệt

Một lý do khác khiến bạn cảm thấy choáng váng trong chu kỳ có thể bởi lý do đơn giản là mệt mỏi. Mọi người có thể cảm thấy mệt mỏi hơn vào cuối chu kỳ kinh nguyệt, do sự thay đổi nội tiết tố. Kinh nguyệt có thể khiến bạn mệt mỏi từ nhiều tuần trước khi chu kỳ bắt đầu cho đến khi kết thúc, và mệt mỏi có thể dẫn đến chóng mặt.

Khi nào cần đi khám?

Bất kỳ khi nào bạn gặp phải các triệu chứng bất thường thì đều nên đi khám. Chóng mặt thường xuyên xảy ra trước và trong kỳ kinh nguyệt thường không gây lo ngại. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài và không cải thiện, cản trở các hoạt động hàng ngày, đi kèm với mệt mỏi và mất máu nhiều thì bạn cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

BS. Hồ Mai Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Livestrong
Bình luận
Tin mới
Xem thêm