Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chăm sóc trẻ tại nhà sau khi chọc hút áp xe

Nếu như con bạn vừa được chọc hút áp xe thì bài viết này sẽ giúp bạn cách chăm sóc trẻ sau khi làm thủ thuật và khi nào cần yêu cầu sự giúp đỡ.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ

Hãy gọi cho bác sĩ hoặc đến ngay Khoa cấp cứu của cơ sở y tế gần nhà nhất nếu con bạn có bất kì dấu hiệu nào sau:

  • Sốt trên 38°C (100.4°F)
  • Nôn mửa không  có dấu hiệu ngừng
  • Đau nặng gần hoặc tại vùng chọc hút
  • Chảy máu hoặc sưng quanh vùng chọc hút
  • Chảy mủ đáng kể quanh vùng chọc hút
  • Chóng mặt
  • Da nhợt nhạt
  • Cảm thấy mệt mỏi

Băng gạc

Để nguyên băng gạc trong 24 giờ trước khi gỡ ra. Nhưng nếu gạc ướt hoặc bẩn thì gỡ ra và thay bằng băng urgo sạch.  

Tắm rửa

Con của bạn có thể tắm bồn hoặc tắm vòi ngày hôm sau sau khi chọc hút. Tuy nhiên, cố gắng giữ cho phần băng gạch khô ráo.

Ăn uống

Nếu con bạn cảm thấy ổn sau khi gây tê/gây mê, trẻ có thể ăn bình thường. Điều quan trọng là khuyên khích con bạn uống thật nhiều nước trong 48 tiếng sau khi làm thủ thuật.  

Giảm đau

Nếu cần, cho trẻ dùng acetaminophen, tốt nhất dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ. Không cho trẻ bất kì thuốc nào làm loãng máu, chẳng hạn ASA (VD: Aspirin®) hoặc ibuprofen (VD: Advil® hay Motrin®), mà không có sự chỉ dẫn của nhân viên y tế.  

Vận động sinh hoạt

Sau khi làm thủ thuật chọc hút áp xe, con của bạn sẽ cần nghỉ ngơi tại nhà. Đảm bảo rằng chúng tránh bất kì hoạt động thể chất nào trong hai ngày đầu tiên (48 giờ). Con của bạn có thể quay lại trường 48 tiếng sau khi làm thủ thuật áp xe.

Những lưu ý chính
  • Để lại miếng băng gạc 24 tiếng trước khi gỡ ra. Nhưng nếu nó bị ướt hoặc bẩn thì thay bằng bằng urgo sạch.
  • Cho con bạn uống acetaminophen (VD: Tylenol®) để giảm đau, tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Con bạn có thể đến trường và quay trở lại hoạt động thường nhật 48 tiếng sau khi làm thủ thuật chọc hút.
  • Nếu vùng chọc hút của con bạn tiếng triển chảy máu đỏ tươi hoặc mủ, nôn, xanh xao, mệt mỏi hoặc đau nặng, đến cơ sở cấp cứu gần nhà nhất.
Ngọc Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Aboutkidshealth
Bình luận
Tin mới
Xem thêm