Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chăm sóc giảm nhẹ là gì?

Chăm sóc giảm nhẹ là làm cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh và gia đình người bệnh, những người đang đối mặt với những vấn đề liên quan đến sự ốm đau đe dọa đến tính mạng, thông qua sự ngăn ngừa và giảm gánh nặng họ phải chịu đựng bằng cách nhân biết sớm, đánh giá toàn diện, điều trị đau và các vấn đề khác như triệu chúng thực thể, tâm lý, xã hội, tâm linh.

1. Chăm sóc giảm nhẹ là gì? ( WHAT)
Chăm sóc giảm nhẹ là làm cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh và gia đình người bệnh. Ảnh: Internet
 
Theo tổ chức y tế thế giới: chăm sóc giảm nhẹ là làm cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh và gia đình người bệnh, những người đang đối mặt với những vấn đề liên quan đến sự ốm đau đe dọa đến tính mạng, thông qua sự ngăn ngừa và giảm gánh nặng họ phải chịu đựng bằng cách nhân biết sớm, đánh giá toàn diện, điều trị đau và các vấn đề khác như triệu chúng thực thể, tâm lý, xã hội, tâm linh.
2. Tại sao cần phải có chuyên khoa chăm sóc giảm nhẹ? ( WHY)
Chăm sóc giảm nhẹ giúp:
- Làm dịu sự đau đớn- sự chịu đựng
+ Đau
+ Những triệu chứng thực thể khác: Nôn ói, tiêu chảy, chán ăn, suy kiệt, táo bón…
+ Những triệu chứng tâm lý: trầm cảm, lo lắng
+ Sự đau khổ về mặt xã hội: cô đơn, không người chăm sóc, nghèo đói, không nhà cửa…
+ Sự đau khổ về tinh thần: mất đi hình ảnh tốt đẹp trước đó, hoài nghi, sợ hãi
- Nâng cao tối đa chất lượng cuộc sống và giá trị tinh thần cho bệnh nhân đến lúc mất.

3. Đối tượng được chăm sóc giảm nhẹ ( WHOM)
- Bệnh nhân ung thư
- Bệnh mãn tính có đe dọa đến tính mạng
- Người nhà bệnh nhân

4. Ai sẽ tham gia chăm sóc giảm nhẹ? (WHO)
- Bác sĩ chăm sóc giảm nhẹ
- Bác sĩ can thiệp điều trị đau
- Bác sĩ tâm lý, chuyên viên tâm lý

- Điều dưỡng

- Người hỗ trợ tâm linh

- Thành viên trong gia đình

5. Chăm sóc giảm nhẹ được cung cấp ở đâu (WHERE)
- Bệnh viện: điều trị triệu chứng, đặc biệt đau nặng, không đáp ứng với điều trị thông thường.
- Phòng khám ngoại trú: Kê toa, tái khám định kỳ, đào tạo hỗ trợ tâm lý xã hội cho gia đình và bệnh nhân
- Chăm sóc tại nhà: Bác sĩ, điều dưỡng hỗ trợ các thành viên trong gia đình định kỳ, làm việc có kế hoạch.

6. Khi nào chăm sóc giảm nhẹ nên được áp dụng ( WHEN)
- Từ khi chẩn đoán: Chăm sóc giảm nhẹ ban đầu, giúp bệnh nhân tiếp cận và lên kế hoạch càng sớm càng tốt.
- Xuyên suốt quá trình bệnh cùng với điều trị đặc hiệu (phẫu thuật, hóa trị, xạ trị…) giúp giảm nhẹ triệu chứng, tác dụng phụ, thúc đẩy sự tuân thủ, nâng cao hiệu quả điều trị.
- Khi điều trị đặc hiệu kém thích hợp, kém hiệu quả, không khả thi.
- Khi bệnh nhân qua đời (chăm sóc và điều trị tâm lý, hỗ trợ tinh thần cho người thân và gia đình).

Ở mọi giai đoạn ung thư, bệnh nhân đều có thể cần chăm sóc tại nhà, không chỉ giai đoạn cuối. Bệnh nhân được chăm sóc tại nhà được theo dõi ngoại trú bởi đội bác sĩ điều dưỡng chăm sóc giảm nhẹ theo định kỳ. Chính việc này nâng cao hiệu chất lượng cuộc sống và nâng cao tính tuân thủ trong điều trị.

7. Chăm sóc giảm nhẹ như thế nào? (HOW)
- Thông báo tin bệnh và diễn tiến bệnh
- Lập kế hoạch chăm sóc theo từng bước tương ứng các giai đoạn bệnh cho đến sau khi bệnh nhân mất.
- Điều trị nâng cao thể trạng
- Điều trị các rối loạn tâm lý: trầm cảm, lo âu, mất ngủ
- Điều trị các triệu chứng gây ra bởi tác dụng phụ của điều trị đặc hiệu: đau, nôn ói, tiêu chảy, táo bón, nhiễm trùng, thiếu máu, chảy máu, rụng tóc, tổn thương da, loét trợt giai đoạn sớm
- Kiểm soát cơn đau
- Kiểm soát cơn khó thở
- Chăm sóc loét- hoại tử
- Chăm sóc thân nhân sau khi bệnh nhân mất.
 
 
Bác sĩ Bùi Hạnh Tâm - Theo BSNT
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

Xem thêm