Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cân nặng sơ sinh của trẻ sinh non

Nếu bạn lo lắng về việc sẽ chuyển dạ sớm hoặc sinh sớm hơn ngày dự sinh một chút, thì bạn sẽ không một mình. Có khoảng 10% số ca sinh trong tổng số các ca sinh ở Mỹ là sinh non.

Đôi khi, em bé sẽ ra đời sớm mà không vì lý do gì cả. Bạn không làm gì sai cả, nhưng bác sỹ cũng không thể ngăn cản tình trạng này. Sinh non là việc ra đời sớm hơn từ 3 đến 15 tuần so với ngày dự sinh (là khi thai kỳ đủ 40 tuần). Việc em bé sinh ra sớm hay muộn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ cũng như cân nặng khi sinh của em bé.

Cân nặng của trẻ khi sinh cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ sau này của trẻ. Vào giai đoạn cuối của 3 tháng cuối thai kỳ, trẻ sẽ tăng cân rất nhanh để sẵn sàng chào đời. Một số trẻ sẽ tăng cân nhanh hơn, nhưng đa số các trẻ sinh non thường là những em bé có cân nặng sơ sinh thấp.

Tuy nhiên, bạn cũng nên nhớ rằng, các em bé khoẻ mạnh sinh ra cũng với nhiều mức cân nặng khác nhau. Tuy nhiên, trẻ sinh ra quá nhẹ cân sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn và sẽ phải trải qua một số quá trình tại bệnh viện trước khi được về nhà.

May mắn là, đơn vị chăm sóc sức khoẻ sau sinh và việc sử dụng lồng ấp/lồng kính sẽ giúp các em bé sinh non bắt kịp việc tăng trưởng và phát triển. Trẻ sinh từ khoảng 25 tuần sẽ có khả năng sống tới 81% trong khi trẻ sinh non ở khoảng 34 tuần sẽ có khả năng sống là gần 100%.

Trẻ sinh non thường nặng bao nhiêu?

Trong 3 tháng cuối em bé sẽ kết thúc quá trình phát triển và sẽ chỉ tập trung vào việc tăng cân. Khoảng tuần thứ 31 của thai kỳ, em bé sẽ bắt đầu tăng cân rất nhanh. Bé có thể đạt được cân nặng hơn gấp đôi cân nặng chỉ trong vòng khoảng 10 tuần.

Vào tuần thứ 30 của thai kỳ, em bé sẽ nặng khoảng 1,3-1,4kg. Đa số em bé sinh đủ tháng sẽ có cân nặng khoảng 3.3-3.4kg. Đó là lý do vì sao em bé càng sinh sớm, thì em bé sẽ càng nhỏ. Tuy nhiên, đôi khi, có những em bé sinh đủ ngày nhưng cân nặng sơ sinh vẫn thấp.

Tại Mỹ, có khoảng 8% số em bé sinh ra có cân nặng sơ sinh thấp, nghĩa là có cân nặng sơ sinh thấp dưới 2,5kg. Chỉ có khoảng 1.4% số em bé ở Mỹ sinh ra có cân nặng sơ sinh rất thấp (dưới 1,5kg).

Những yếu tố khiến em bé có cân nặng sơ sinh thấp

Rất nhiều yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến cân nặng khi sinh của các em bé sinh non, bao gồm các biến chứng thai kỳ, tình trạng nhiễm trùng và hành vi của mẹ. Nhưng một trong số các yếu tố chính khiến các em bé bị sinh hơn và có cân nặng sơ sinh thấp là mang đa thai.

Mang đa thai

Nếu bạn mang thai sinh đôi, sinh ba hoặc thậm chí là nhiều hơn thì khả năng em bé của bạn sẽ sinh sớm và có cân nặng sơ sinh thấp hơn. Tại Mỹ chỉ có khoảng 2% số ca mang thai đơn sinh non ở ít nhất 34 tuần, nhưng tỷ lệ này sẽ tăng lên 20% cho các trường hợp sinh đôi và 63% cho các tường hợp sinh ba.

Sinh năm hoặc nhiều hơn, thì khả năng sinh non và có cân nặng sơ sinh thấp của bạn là 100%. Càng mang thai nhiều em bé, khả năng sinh non của bạn càng cao, đơn giản vì sự phát triển của các em bé nhanh hơn sự tăng trưởng của tử cung. Càng nhiều em bé cũng đồng nghĩa với việc sẽ có càng nhiều biến chứng thai kỳ.

Các cặp song sinh, sinh ba hoặc nhiều hơn cũng sẽ có nguy cơ có cân nặng sơ sinh thấp hơn so với sinh một. Nguy cơ có cân nặng sơ sinh thấp của các trẻ sinh đôi là 55%, trong khi nguy cơ này chỉ là 6.6% ở trẻ sinh một. Nguy cơ này ở trẻ sinh ba là 95%

Các nguyên nhân khác

Một số trẻ chỉ sinh sớm hơn một chút hoặc thậm chí là sinh đủ ngày tháng nhưng vẫn có cân nặng sơ sinh thấp. Cũng không có dấu hiệu nào chỉ ra rằng bạn sẽ sinh ra em bé có cân nặng sơ sinh thấp cả. Do vậy, việc đi khám thai đầy đủ trước khi sinh là vô cùng quan trọng. Các vấn đề khi mang thai đôi khi cũng làm chậm quá trình phát triển của em bé, ví dụ như:

  • Các vấn đề liên quan đến bánh rau trong tử cung
  • Sức khoẻ của mẹ
  • Tình trạng sức khoẻ của em bé

Phụ nữ mang thai bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus cũng có thể khiến em bé có cân nặng sơ sinh thấp, bao gồm:

  • Nhiễm cytomegalovirus
  • Nhiễm toxoplasma
  • Rubella
  • Giang mai

Các nguyên nhân khác bao gồm:

  • Tuổi mẹ (dưới 17 tuổi hoặc trên 35 tuổi)
  • Hút thuốc lá khi mang thai
  • Uống rượu bia khi mang thai
  • Sử dụng thuốc trước hoặc trong khi mang thai
  • Bệnh tim mạch
  • Tăng huyết áp
  • Một số bệnh tự miễn
  • Dinh dưỡng kém trước và trong khi mang thai
  • Chăm sóc y tế kém trong khi mang thai
  • Phơi nhiễm với chì
  • Các vấn đề về hình dạng hoặc kích thước tử cung

Cũng có thể liên quan đến các yếu tố di truyền. Nếu một hoặc cả hai cha mẹ của bé hoặc bé có anh/chị ruột trước đây đều sinh ra nhỏ hơn thì khả năng bé sinh ra có cân nặng sơ sinh thấp là rất cao.

Các vấn đề về sức khoẻ ở trẻ sinh non bao gồm:

  • Hạ đường huyết
  • Giảm lượng oxy
  • Các vấn đề về thở
  • Hạ thân nhiệt
  • Nhiễm trùng
  • Khó cho ăn
  • Khó tăng cân
  • Các vấn đề về xuất huyết
  • Các vấn đề về tiêu hoá

Trẻ sơ sinh rất nhẹ cân (dưới 1.5kg) sẽ có nguy cơ gặp phải các vấn đề về sức khoẻ lâu dài như:

  • Các vấn đề về thị lực
  • Vấn đề về thính lực
  • Vấn đề về thở
  • Khả năng học tập
  • Tiêu hoá

Ngoài ra, trẻ còn có thể bị bại não, các vấn đề về tim mạch, hội chứng chết đột ngột ở trẻ sơ sinh (SIDS)

Trẻ sinh non có thể bắt kịp tốc độ tăng trưởng không?

Trẻ sinh non có cân nặng sơ sinh thấp thường được điều trị trong đơn vị chăm sóc tích cực ngay sau khi sinh. Điều trị bao gồm thở oxy, hỗ trợ thở, kiểm soát nhiệt độ trong lồng ấp, cho ăn qua ống thong, bổ sung vitamin A và các chất dinh dưỡng khác.

Đa số các trẻ sinh non sẽ gặp vấn đề về ăn uống và phối hợp mút – nuốt. Điều này có nghĩa là quá trình tăng cân của trẻ sẽ diễn ra lâu hơn. Đa số trẻ sinh non có cân nặng sơ sinh thấp sẽ bắt kịp sự tăng trưởng và phát triển trong khoảng từ 18-24 tháng.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Các vấn đề về tai và mắt ở trẻ sinh non

Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm