Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cách đơn giản để phòng và trị bệnh trĩ tại nhà

Bệnh trĩ đã trở thành một căn bệnh thời đại, phổ biến trên phạm vi toàn thế giới, ở cả nam và nữ. Khi đã mắc bệnh trĩ, bên cạnh các phương pháp điều trị theo y học, nhiều người còn tìm đến các cách thức nhằm làm giảm tình trạng đau đớn khó chịu của bệnh ngay tại nhà.

Ngay khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên hoặc nghi ngờ mình mắc bệnh trĩ, người bệnh cần phải được thăm khám và xác định bởi một bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh theo phác đồ điều trị, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp hỗ trợ nhằm làm giảm đau tại nhà.

Thông thường bệnh trĩ gây cho người bệnh chứng ngứa hậu môn, đau rát khu vực xung quanh khi bị nứt hậu môn. Những mẹo dưới đây là những cách thức mà các bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng tư vấn cho bệnh nhân mắc bệnh trĩ.

Phòng tránh bệnh táo bón – nguyên nhân gây ra trĩ

Việc đầu tiên và nên làm hàng đầu trong phòng chống bệnh trĩ là đừng để bị bệnh táo bón. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh trĩ trong đa số các trường hợp, phòng tránh táo bón sẽ giúp ngăn chặn  bệnh trĩ trước khi nó hình thành.

Ăn đủ chất xơ: Để không bị táo bón, chế độ ăn của bạn phải đủ lượng chất xơ, nước. Đây là 2 yếu tố quan trọng giúp làm mềm phân, người bệnh có thể đi vệ sinh dễ dàng hơn. Chất xơ có nhiều nhất trong các loại đậu, bánh mỳ, ngũ cốc nguyên hạt, các loại ngũ cốc, trái cây tươi và rau....

Nếu chế độ ăn của bạn thiếu chất xơ hãy tư vấn bởi một bác sĩ, nếu cần thiết bác sĩ sẽ cho bạn thuốc hoặc thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ. Tuy nhiên có một lưu ý là người bệnh nên bổ sung hoặc ăn chất xơ từ từ, hợp lý nếu bạn không muốn bị đầy hơi.

Uống nhiều nước: bao gồm cả nước canh, nước hoa quả, cần đảm bảo lượng nước bổ sung cho cơ thể mỗi ngày từ 1,5-  2lít nước đối với người trưởng thành. Nước sẽ giúp cho phân mềm để khi đi vệ sinh phân dễ dàng đi qua hậu môn hơn. Nhưng uống nước cũng cần đúng cách, cần uống dải đều trong ngày, không để cơ thể mất nước quá lâu.
Khi ngủ dậy cần phải bổ sung nước sau một đêm dài. Trước khi đi ngủ chỉ nên uống ít nước để tránh đi vệ sinh vào ban đêm gây mất ngủ. Nước ép mận là một trong những loại “thuốc nhuận tràng tự nhiên” cực kỳ hiệu quả mà bạn có thể thử nghiệm cho bản thân.
Tập thể dục: Vận động là cách hiệu quả nhất giúp con người trao đổi chất trong cơ thể, giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động nhịp nhàng. Nên thường xuyên tập thể dục rất có lợi cho người mắc bệnh trĩ. Có thể tập các bài tập aerobic hoặc đi bộ  20-30 phút mỗi ngày sẽ giúp bạn đi vệ sinh được dễ dàng.
Dùng thuốc làm mềm phân- thuốc nhuận tràng

Thuốc làm mềm phân hoặc thuốc nhuận tràng là loại thuốc mà người bệnh có thể mua và sử dung dễ dàng, tuy nhiên không nên lạm dụng dễ gây hậu quả xấu với sức khỏe.

Khi bị táo bón mà các biện pháp nói trên không có hiệu quả hoặc người bệnh cảm thấy quá sợ khi phải đi vệ sinh, hãy sử dụng thuốc làm mềm phân. Có nhiều loại thuốc (có thể uống, hoặc thuốc thụt), tốt nhất nên cần sự tư vấn của bác sĩ vì mỗi đối tượng bệnh nhân (người lớn hoặc trẻ nhỏ) sẽ có loại thuốc nhuận tràng phù hợp.

Duy trì thói quen vệ sinh hàng ngày

Việc duy trì thói quen đi vệ sinh vào một thời điểm trong ngày cực kỳ quan trọng với những người bị táo bón hoặc có nguy cơ mắc bệnh trĩ. Tuy nhiên không nên dành quá nhiều thời gian trong nhà vệ sinh, nếu sau 1 vài phút ngồi trong nhà vệ sinh bạn không thể đi ngoài được, không nên căng thẳng hoặc cố để rặn.

Khi buồn đi đại tiện, đừng cố giữ, hãy đi vệ sinh ngay. Hãy gạt những vấn đề về thời gian, địa điểm sang một bên, bởi nó sẽ làm bạn trở nên căng thẳng và áp lực hơn khi đi vệ sinh. Lời khuyên của các bác sĩ hậu môn trực tràng là hãy đi vệ sinh càng sớm càng tốt ngay khi bạn cảm thấy mắc đi đại tiện.

Giảm đau và ngứa

Nếu không may mắc bệnh trĩ, bạn có thể phải chịu những khó chịu, đau đớn và rát ở khu vực hậu môn. Những phương pháp dưới đây có thể giúp bạn xóa đi những bất tiện này.

Tắm nước ấm: Ngâm hậu môn trong bồn tắm với một ít nước ấm khoảng 20 phút mỗi lần sẽ làm người bệnh dễ chịu, mỗi ngày có thể làm từ 2-3 lần, nhất là sau mỗi lần đi đại tiện.

Lau khô nhẹ nhàng bằng vải hoặc khăn mềm, không chà xát ở vùng hậu môn. Có thể sử dụng chậu tắm ngồi để ngâm hậu môn dễ dàng hơn.

Bôi kem: Có một số loại kem có thể hỗ trợ bạn khỏi các triệu chứng đau, ngứa khó chịu của trĩ. Cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, ví dụ như hydrocortisone không nên dùng quá 1 tuần.

Chườm đá: Đây cũng là cách giúp giảm đau trong điều trị bệnh trĩ. Bạn có thể đặt một túi nước đá chườm nhiều lần mỗi ngày giúp giảm đau, sưng. Nếu những cách giảm đau nói trên không hiệu quả bạn cần tìm đến gặp bác sĩ. Tùy từng trường hợp bác sĩ sẽ cho bạn cách giảm đau tốt nhất, có một số thuốc giảm đau thường dùng trong điều trị trĩ như acetaminophen hoặc ibuprofen.

Những cách giúp người  bệnh trĩ tại nhà

Để làm người bệnh cảm thấy tốt hơn, bạn có thể áp dụng những cách dưới đây:

Ngồi xổm khi đi vệ sinh:: Tư thế đi vệ sinh tốt nhất hỗ trợ người bệnh trĩ là ngổi xổm. Có thể đặt chân lên mặt bồn cầu, tư thế này giúp cho ruột của bạn tống phân ra ngoài thuận tiện nhất.

Sử dụng gối: Ngồi trên một chiếc đệm thay vì một bề mặt cứng. Nó sẽ giảm bớt sưng cho bất kỳ bệnh trĩ mà bạn có. Nó cũng có thể giúp ngăn ngừa những cái mới hình thành.

Giữ hậu môn sạch sẽ: Nên vệ sinh hậu môn sạch sẽ hàng ngày, nên rửa bằng nước ấm và xà phòng không mùi. Lau khô bằng cách vỗ nhẹ nhàng. Bạn có thể sử dụng một máy sấy thổi nhẹ nhàng vào vùng này bạn sẽ cảm thấy tốt hơn.

Chọn quần lót bằng vải bông: Mặc quần lót mềm mại, tốt nhất bằng vải bông – cotton, nếu sử dụng vải ni lông khó thoát hơi ẩm. Nó giữ cho khu vực hậu môn thông thoáng, môi trường ẩm ướt sẽ làm bệnh trĩ nặng thêm. Quần lót nên mặc rộng rãi để tránh áp lực lên búi trĩ.

Theo Sức khỏe đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Vì sao người béo phì dễ bị ợ nóng hơn?

    Béo phì gắn liền với những bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, trong đó có chứng ợ nóng. Tìm hiểu nguyên nhân cân nặng quá mức làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản cũng như cách để kiểm soát tại nhà.

  • 27/04/2024

    Mỳ chính (bột ngọt) có an toàn cho trẻ em và phụ nữ mang thai không?

    Bằng chứng khoa học cho thấy bột ngọt (monosodium glutamate) an toàn cho mọi người ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em, trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai.

  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

Xem thêm