Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cách điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả

Nếu biết cách điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả, chứng bệnh này sẽ không còn là “kỳ đà cản mũi” bạn làm việc và tận hưởng cuộc sống nữa.

Viêm mũi dị ứng còn gọi là “sốt cỏ khô” (hay fever) là phản ứng dị ứng với các hạt nhỏ trong không khí được gọi là chất gây dị ứng. Các nguyên nhân phổ biến bao gồm mạt bụi (một loại bọ cực nhỏ thuộc họ nhện), nấm mốc, lông vật nuôi và phấn hoa cỏ.

Người bị viêm mũi dị ứng thường có các triệu chứng như hắt hơi, nghẹt mũi và kích ứng mũi, họng, miệng và mắt. Các phương pháp điều trị có nhiều dạng, bao gồm chất lỏng, thuốc viên, thuốc nhỏ mắt, thuốc tiêm và thuốc xịt mũi.

Thuốc điều trị viêm mũi dị ứng

Thuốc kháng histamine được bán theo toa hoặc không kê đơn.

Khi điều trị viêm mũi dị ứng, bạn có thể được bác sĩ kê toa một số loại thuốc sau đây kèm theo lưu ý về các tác dụng phụ.

Thuốc kháng histamine (Antihistamines)

Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn histamine mà cơ thể bạn tiết ra trong phản ứng dị ứng. Thuốc kháng histamine có dạng viên uống, chất lỏng, thuốc nhỏ mắt, thuốc xịt mũi và thuốc hít.

Thuốc kháng histamine có thể gây buồn ngủ. Bạn nên tránh uống rượu khi dùng thuốc kháng histamine, đặc biệt nếu bạn sắp lái xe.

Thuốc thông mũi (Decongestants)

Những loại thuốc này làm giảm nghẹt mũi và xoang. Bạn có thể dùng thuốc thông mũi (dạng viên hoặc dạng lỏng) hoặc dùng thuốc xịt mũi.

Thuốc thông mũi có thể làm tăng huyết áp và gây đau đầu, khó ngủ và cáu kỉnh. Thuốc thông mũi có thể gây nghiện nếu sử dụng lâu hơn 5 ngày. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Thuốc ức chế leukotriene (Leukotriene inhibitors)

Trong phản ứng dị ứng, cơ thể tiết ra leukotriene, histamine và các hóa chất khác gây ra các triệu chứng viêm và sốt cỏ khô. Những viên thuốc này ngăn chặn leukotriene và chỉ được bác sĩ kê đơn.

Một số người dùng thuốc này có thể rối loạn cảm xúc, mộng mị, chuyển động cơ không tự chủ và phát ban trên da.

Liệu pháp miễn dịch

Phương pháp điều trị này hoạt động bằng cách giúp cơ thể bạn học cách dung nạp các chất gây dị ứng (thuốc tiêm). Bác sĩ sẽ tiêm cho bạn một loạt mũi tiêm với một lượng nhỏ chất gây dị ứng. Mỗi đợt bạn đi tiêm, bác sĩ sẽ tăng lượng chất gây dị ứng. Theo thời gian, hệ thống miễn dịch của bạn sẽ phát triển khả năng miễn dịch với chất gây dị ứng và ngừng phản ứng với nó.

Ngoài thuốc tiêm, bác sĩ điều trị cũng có thể đề xuất liệu pháp miễn dịch dưới dạng viên thuốc ngậm dưới lưỡi. Đây là chất chiết xuất từ một số loại phấn hoa có thể gây dị ứng theo mùa, được chỉ định làm liệu pháp miễn dịch để điều trị viêm mũi dị ứng do phấn hoa.

Liệu pháp miễn dịch cần được tiến hành tại cơ sở y tế có trang bị đầy đủ các phương tiện cấp cứu, dưới sự giám sát của bác sĩ có kinh nghiệm về chẩn đoán và điều trị các bệnh dị ứng. Sau khi dùng thuốc, bạn cần được theo dõi tại cơ sở y tế ít nhất 30 phút để đảm bảo không có phản ứng dị ứng đe dọa tính mạng.[4]

Dạng xịt mũi chứa corticosteroid

Corticoid dạng xịt mũi như loại chứa Budesonide an toàn và hiệu quả nhanh chóng.

Các dạng xịt mũi chứa corticosteroid giúp giảm viêm và giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi ... Bác sĩ hoặc dược sĩ có thể khuyến cáo một số tác dụng phụ bao gồm nhức đầu, kích ứng mũi, chảy máu cam và ho.

Hiện nay, nhiều người bệnh viêm mũi dị ứng được tư vấn dùng corticoid dạng xịt như loại chứa Budesonide với lợi thế ít tác dụng phụ toàn thân. Không những giảm nhanh triệu chứng viêm mũi dị ứng và khá an toàn khi sử dụng lâu dài, Budesonide còn giảm kích thước polyp mũi và cải thiện khứu giác. Thậm chí, bác sĩ hoặc dược sĩ có thể tư vấn loại thuốc phù hợp với phụ nữ có thai.[5]

Budesonide là thuốc thuộc nhóm Corticoid, có tác dụng khắc phục các biểu hiện sưng, viêm trên mũi, được dùng để điều trị bệnh viêm mũi dị ứng và nhiều bệnh khác liên quan đến yếu tố miễn dịch. Budesonide đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) phê duyệt vào năm 1994 và được sản xuất bởi AstraZeneca. [6]

Tùy theo tình trạng viêm mũi dị ứng của bạn, bác sĩ hoặc dược sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị và loại thuốc phù hợp. Đây là chứng bệnh dễ tái phát theo mùa và dễ nhầm lẫn với cảm cúm thông thường nên bạn không nên tự ý chẩn đoán. Để giảm thiểu tối đa các triệu chứng, bạn cũng nên chú ý tránh xa các yếu tố gây dị ứng nhé!

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 365 ngày “chung sống” hòa bình cùng viêm mũi dị ứng.

Theo alo bác sĩ
Bình luận
Tin mới
Xem thêm