Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các yếu tố gây ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột - Phần 1

Hầu hết chúng ta đều biết rằng các vi khuẩn trong đường ruột đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa.

Khi dạ dày và ruột non không thể tiêu hóa loại thức ăn nào đó, vi khuẩn đường ruột sẽ hỗ trợ để đảm bảo hấp thụ được các chất dinh dưỡng cần thiết. Tuy nhiên một số thói quen trong ăn uống và sinh hoạt của chúng ta đang có tác động rất lớn đối với sự tồn tại của các vi khuẩn vô cùng quan trọng này.

Trong một nghiên cứu đột phá mới đây, các nhà khoa học Mỹ đã khám phá ra rằng hệ vi khuẩn đường ruột không chỉ ảnh hưởng đến chức năng của các tế bào miễn dịch mà trên thực tế chúng còn hỗ trợ cho sự sản xuất ra các tế bào miễn dịch – hàng rào bảo vệ đầu tiên của cơ thể chống lại nhiễm trùng. Nói một cách chính xác, các vi khuẩn chí đường ruột có vai trò rất lớn đối với đáp ứng miễn dịch của cơ thể.

Hệ vi khuẩn đường ruột vô cùng phức tạp và tham gia vào quá trình điều hòa nhiều chức năng cơ thể đến nỗi chúng còn được coi là “bộ não thứ hai” của cơ thể. Khoảng 80% chất dẫn truyền thần kinh serotonin được sản xuất ra tại đường tiêu hóa  mà không phải ở não bộ. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc hệ tiêu hóa của bạn cũng đồng thời chịu trách nhiệm đối với sức khỏe về thể chất và tinh thần.

Theo tiến sỹ Elizabeth Lipski thuộc Đại học Maryland, các vi khuẩn đường ruột tham gia vào điều hòa các quá trình chuyển hóa và đồng thời có sự tương tác với các gen của cơ thể. Do vậy, khi hệ vi khuẩn chí ở trạng thái cân bằng thì chúng ta cũng khỏe mạnh hơn và não bộ cũng hoạt động tốt hơn.

Một số thông tin thú vị về đường ruột của con người:

  • Số lượng vi khuẩn đường ruột nhiều gấp 10 lần so với số lượng tế bào trong cơ thể.
  • Theo kết quả của một số nghiên cứu về bộ gen người, các nhà khoa học nhận thấy rằng con người có ít gen hơn cả ruồi giấm, cà rốt và dứa. 
  • Niêm mạc đường ruột của con người chỉ dày khoảng một lớp tế bào – mỏng hơn nhiều  độ dày của mí mắt – và các tế bào này được đổi mới mỗi vài ngày.

Không có gì phải bàn cãi rằng sự phát triển khỏe mạnh của hệ vi khuẩn đường ruột vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của con người. Tuy nhiên, hiện nay có tới 1/3 dân số trên thế giới gặp phải một vài vấn đề nào đó về tiêu hóa. Chính những thói quen sau đây đã trở thành kẻ gây rắc rối và tiêu diệt hệ vi khuẩn đường ruột.

Sử dụng những thực phẩm không có nguồn gốc tự nhiên

Những thực phẩm được phát triển trong phòng thí nghiệm, như các loại chất béo công nghiệp hay siro ngô chứa hàm lượng cao fructose (HFCS) vẫn còn là những cái gì đó bí ẩn đối với cơ thể của chúng ta. Theo tiến sỹ Lipski, những thực phẩm mới này sẽ cung cấp những thông tin hoàn toàn khác biệt so với thực phẩm từ thiên nhiên cho các vi khuẩn đường ruột. Do vậy, một số thực phẩm sẽ cung cấp năng lượng giúp chúng ta luôn cảm thấy tràn trề sinh lực, song một số loại lại khiến chúng ta cảm thấy khó chịu hơn.

HFCS là một chất cần rất nhiều năng lượng cho quá trình hấp thu tại ruột, dẫn tới tình trạng rò rỉ ruột và gây viêm. Những loại dầu từ tự nhiên có vai trò rất quan trọng để xây dựng cấu trúc tế bào, tuy nhiên chất béo từ công nghiệp lại làm suy giảm các chất chống oxy hóa và vitamin và ngăn cản tế bào hấp thu các dưỡng chất cần thiết. Hầu như tất cả mọi người ngày nay đều đang ăn những thực phẩm khiến cơ thể chúng ta bị hủy hoại.

Lời khuyên của chuyên gia: tăng cường ăn những thực phẩm hữu cơ và hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn như HFCS và dầu ăn công nghiệp…

Carrageenan

Có nguồn gốc từ rong biển, carrageenan được sử dụng chủ yếu như một chất tạo keo trong kem, sữa chua, sữa đậu nành và kem chua – thậm chí trong một số thực phẩm hữu cơ. Đây là một chất hoàn toàn không cần thiết khi sử dụng trong thực phẩm và việc lạm dụng nó trong nhiều sản phẩm sẽ gây phản ứng viêm tại đường tiêu hóa, kích thích đáp ứng miễn dịch tương tự như khi cơ thể bị tấn công bởi vi khuẩn Salmonella.

Lời khuyên của chuyên gia: Đọc kỹ nhãn thực phẩm trước khi mua bất cứ sản phẩm nào. Nên tránh sử dụng các sản phẩm có chứa carrageenan bất kể là thực phẩm hữu cơ hay không hữu cơ.

Lúa mỳ

Gần đây có những nghiên cứu cho rằng lúa mỳ không thực sự tốt cho sức khỏe, đặc biệt đối với một số nhóm đối tượng mắc các bệnh đường ruột. Nhưng ngay cả khi bạn không mắc bệnh celiac, lúa mỳ có thể là tác nhân kích thích hiện tượng trào ngược acid, bệnh viêm ruột và một số căn bệnh khác. Tại sao? Con người ngày nay không còn ăn loại lúa mỳ giống như thế hệ của ông bà chúng ta. Nhiều giống lúa mỳ đã được lai tạo nhiều và không còn giữ được bản chất tự nhiên trong vòng 40 năm qua. Điều này có thể thay đổi đáng kể các amino acid và protein gliadin, là những thành phần gây ra cảm giác đói và có thể làm tổn thương hệ vi khuẩn chí.

Lời khuyên của chuyên gia: Hãy thử loại bỏ lúa mỳ khỏi chế độ dinh dưỡng để xem nó có phải là nguyên nhân khiến hệ tiêu hóa của bạn khó chịu hay không. Bạn có thể thay thế bằng loại mỳ ống từ diêm mạch (quinoa), cũng là một loại hạt rất giàu protein.

Thực phẩm biến đổi gien

Một nghiên cứu vào năm 2013 xuất bản trên tạp chí Jouranl of Organic System chỉ ra rằng những con lợn được cho ăn thực phẩm biến đổi gien sẽ dễ bị mắc bệnh viêm dạ dày nghiêm trọng. Do vậy, có khả năng rằng những thực phẩm này cũng sẽ gây ra những bệnh tương tự cho con người.

Glyphosate, thành phần có hoạt tính trong Roundup, là một hóa chất được sử dụng để phun lên những thực vật được biến đổi gien. Hóa chất này được sử dụng khá phổ biến và tồn tại với dư lượng rất lớn trong thực vật. Đây quả là một tin không vui bởi glyphosate cũng đồng thời là một chất kháng khuẩn, có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn có lợi trong đường ruột có vai trò bảo vệ cơ thể trước một số bệnh tật. Chỉ có những vi khuẩn có hại như Salmonella E.coli là còn tồn tại.

Lời khuyên của chuyên gia: Nên hạn chế tiêu thụ các thực phẩm biến đổi gien và thay vào đó và thực phẩm hữu cơ. Cũng nên hạn chế tiêu thụ các thực phẩm chế biến sẵn bởi chúng thường chứa những thành phần đã được biến đổi gien như ngô, đậu nành, dầu bông hay dầu hạt cải.

(...) còn tiếp

Mời các bạn đón đọc bài viết phần 2 tại website Viện Y học ứng dụng Việt Nam 

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sự thật thú vị về các vi sinh vật đường ruột

Ths. Hồng Khánh - Viện y học ứng dụng Việt Nam - Theo Prevention
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm