Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bong da ở trẻ sơ sinh

Có con là một trải nghiệm tuyệt vời nhưng cũng khá đáng sợ trong cuộc đời. Từ khi mối quan tâm hàng đầu của bạn là giữ cho em bé mới sinh của mình luôn an toàn và khỏe mạnh, thì việc không thể tránh khỏi là bạn sẽ luôn lo lắng cho sức khỏe của bé.

Nếu da của bé bị khô và bắt đầu bong ra trong một vài tuần đầu sau sinh thì bạn nên biết những nguyên nhân dưới đây (để bớt lo lắng!).

Tại sao da bé lại bong ra? Có phải vì khô da không?

Vẻ ngoài của em bé mới sinh, bao gồm cả làn da, sẽ thay đổi rất nhiều trong vòng một vài tuần đầu đời. Tóc của em bé cũng sẽ đổi màu và da của bé có thể sẫm màu hơn hoặc sáng màu hơn.

Trước khi trở về nhà hoặc trong vòng vài ngày đầu sau khi về nhà, da của em bé mới sinh có thể sẽ bắt đầu bong ra. Đây là hiện tượng hết sức bình thường ở trẻ mới sinh. Bong da có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, như ở bàn tay, mu bàn chân hoặc mắt cá chân.

Khi sinh ra, em bé được bao bọc bởi rất nhiều loại dịch khác nhau, bao gồm nước ối, máu và bã nhờn thai nhi (vernix). Bã nhờn thai nhi là một lớp phủ dày, giúp bảo vệ làn da em bé khỏi nước ối.

Y tá sẽ giúp rửa sạch các loại dịch này ra khỏi người em bé sau khi sinh. Một khi lớp bã nhờn thai nhi bị loại bỏ, lớp da ngoài cùng của em bé sẽ bắt đầu bong ra trong khoảng 1-3 tuần. Lượng da bong ra là rất khác nhau, phụ thuộc vào việc em bé bị sinh non, sinh đủ ngày hay sinh già tháng.

Lớp bã nhờn của thai nhi trên da khi sinh càng nhiều, em bé của bạn càng ít bị bong da. Vì trẻ sinh non thường có nhiều bã nhờn thai nhi hơn, nên những trẻ này thường ít bị bong da hơn những trẻ sinh khi đủ 40 tuần trở lên. Nói cách khác, da hơi khô và bong ra sau khi sinh ở em bé là rất bình thường. Hiện tượng này sẽ tự mất đi và không cần phải chăm sóc đặc biệt.

Các nguyên nhân khác gây bong da và khô da

Trong một số trường hợp, bong da và khô da có nguyên nhân là do bệnh eczema hoặc viêm da dị ứng. Eczema có thể làm da khô, đỏ và ngứa từng mảng.

Luôn giữ da của em bé được làm ẩm có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh eczema. Nguyên nhân chính xác của tình trạng này hiện nay chưa rõ. Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bệnh eczema bùng phát, bao gồm tiếp xúc với các chất gây kích ứng như dầu gội hoặc các chất tẩy rửa.

Các sản phẩm làm từ sữa, hoặc từ đậu nành hay lúa mỳ cũng có thể gây ra eczema. Nếu em bé của bạn đang sử dụng sữa công thức có nguồn gốc từ đậu nành, bác sỹ có thể sẽ khuyên bạn nên chuyển sang dùng sữa công thức không có đậu nành. Bác sỹ cũng có thể sẽ kê cho bạn một số loại kem dưỡng ẩm đặc biệt dùng cho bệnh eczema như Aveeno hoặc Cetaphil.

Bong da và khô da cũng có thể có nguyên nhân là do một bệnh di truyền tên là bệnh vẩy cá (ichthyosis). Bệnh này sẽ làm da đóng vẩy, ngứa và bong da. Dựa trên tiền sử bệnh của gia đình mà bác sỹ sẽ chẩn đoán em bé có bị bệnh vẩy cá hay không. Em bé có thể sẽ phải xét nghiệm máu hoặc lấy mẫu da.

Không có cách chữa khỏi bệnh vẩy cá, nhưng thường xuyên thoa kem có thể làm giảm tình trạng khô và cải thiện làn da của em bé.

Điều trị khô da và bong da

Mặc dù bong da là bình thưởng ở em bé mới sinh, nhưng bạn có thể sẽ thấy lo lắng nếu da của em bé nứt ra và trở nên khô quá mức ở một số vùng nhất định. Dưới đây là một số phương pháp bảo vệ làn da của em bé mới sinh và giảm tình trạng khô da.

Giảm thời gian tắm

Tắm lâu có thể làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên da em bé mới sinh. Nếu bạn thường tắm cho em bé trong khoảng 20-30 phút, hãy giảm bớt 5-10 phút.

Dùng nước ấm để tắm thay vì dùng nước nóng và chỉ sử dụng các sản phẩm làm sạch không có mùi thơm và không có xà phòng. Xà phòng thông thường thường quá thô ráp với làn da trẻ sơ sinh.

Thoa kem dưỡng ẩm

Thoa kem dưỡng ẩm không gây dị ứng lên da em bé 2 lần/ngày, bao gồm sau khi tắm. Thoa kem ngay sau khi tắm sẽ giúp giữ lại được độ ẩm cho da bé.

Việc làm này cũng có thể ngăn chặn khô da và giữ làn da em bé mềm mại hơn. Mát xa nhẹ nhàng làn da em bé với kem dưỡng ẩm có thể làm mất đi lớp da sắp bong ra.

Giữ cho em bé luôn đủ nước

Giữ cho em bé đủ nước là một điều quan trọng để làm giảm khô da. Em bé không nên uống nước cho đến khi đủ 6 tháng, trừ khi được sự cho phép của bác sỹ. Thay vào đó, hãy cho em bé bú sữa mẹ.

Bảo vệ em bé khỏi không khí lạnh

Đảm bảo rằng làn da của em bé không phải tiếp xúc với không khí lạnh hoặc gió khi đi ra ngoài. Đi tất hoặc đi găng cho trẻ khi ra ngoài. Bạn cũng có thể phủ một chiếc chăn mỏng, vải voan lên chỗ ngồi của em bé trên xe ô tô hoặc trên nôi để che mặt để em bé khỏi bị gió và không khí lạnh, bảo vệ da mặt của bé.

Tránh các chất hóa học độc hại

Bởi vì làn da em bé mới sinh rất nhạy cảm, cho nên, tốt nhất, bạn nên tránh để bé tiếp xúc với các chất hóa học độc hại bởi chúng có thể gây kích ứng da. Không thoa nước hoa hoặc các sản phẩm có mùi thơm lên làn da em bé mới sinh.

Thay vì giặt quần áo của em bé bằng bột giặt thông thương, hãy giặt bằng các sản phẩm được thiết kê riêng cho làn da của em bé.

Sử dụng máy làm ẩm

Nếu không khí trong nhà bạn quá khô, bạn có thể sử dụng máy làm ẩm không khi để tăng độ ẩm trong nhà. Máy làm ẩm không khí cũng có thể làm giảm eczema và khô da.

Kết luận

Không có cách nào để ngăn chặn tình trạng bong da sau khi sinh. Thời gian để bong hết lớp ngoài của da sẽ khác nhau với từng em bé. Luôn giữ cho em bé của bạn đủ nước có thể giúp giảm bong da và khô da.

Nếu tình trạng khô da và bong da không cải thiện trong vòng vài tuần hoặc tiến triển tệ hơn, bạn nên trao đổi với bác sỹ.

Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Các triệu chứng của rung nhĩ

    Khi đặt tay lên ngực, bạn có thể cảm nhận được nhịp đập quen thuộc của trái tim mình. Nếu tim đập nhanh hơn và cảm giác này kéo dài trong vài phút, đó là dấu hiệu cho thấy bạn có thể mắc tình trạng gọi là rung nhĩ.

  • 20/04/2024

    Cách xây dựng chế độ ăn uống hỗ trợ phòng ngừa ung thư

    Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa bệnh ung thư. Để giảm nguy cơ mắc bệnh lý nguy hiểm này, bạn nên cắt giảm một số thực phẩm, đồ uống kém lành mạnh như thịt đỏ, rượu bia.

  • 20/04/2024

    Cho trẻ ăn dặm với trái cây đúng cách

    Trái cây là một trong các nhóm thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin quan trọng, phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn dặm của trẻ.

  • 20/04/2024

    Chảy máu trong thai kỳ - Hiện tượng phổ biến nhưng đừng xem thường

    Chảy máu trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

Xem thêm