Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bệnh tiêu chảy cấp và cách phòng chống

Bệnh tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng 4 lần hoặc nhiều hơn mỗi ngày.

Tiêu chảy cấp là tiêu chảy khởi đầu cấp tính và kéo dài không quá 14 ngày. Bệnh tiêu chảy cấp có thể lây lan nhanh và gây thành dịch lớn. Bệnh hay bùng phát vào mùa hè, khi thời tiết nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh phát triển.

Có nhiều nguyên nhân gây  bệnh tiêu chảy cấp, trong đó có nguyên nhân do vi rut, do nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng và một số nguyên nhân khác như dùng kháng sinh... trong đó nguy hiểm nhất là tiêu chảy do phẩy khuẩn tả (còn gọi là bệnh tả). Bệnh lây theo đường tiêu hóa qua thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn, bệnh liên quan chặt chẽ với điều kiện môi trường, nguồn nước, an toàn thực phẩm và thói quen vệ sinh của người dân.

Trường hợp có nguy cơ cao dễ mắc bệnh tiêu chảy là người ăn uống và sống gần với người bị tiêu chảy dễ mắc bệnh nếu không áp dụng các biện pháp phòng bệnh; dân cư tại những khu vực sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh, đổ thẳng phân ra cống, mương, ao, hồ, sông, suối...; sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. Những người có thói quen ăn uống không hợp vệ sinh, hay ăn rau sống, thủy hải sản chưa nấu chín kỹ cũng có nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, dân cư tại khu vực bị ngập lụt và sau ngập lụt cũng dễ mắc bệnh.

Khi bị tiêu chảy, cơ thể trẻ thường mất nước. Do đó, cha mẹ cần bổ sung nước cho trẻ càng nhiều càng tốt.

Khi bị tiêu chảy, cơ thể trẻ thường mất nước. Do đó, cha mẹ cần bổ sung nước cho trẻ càng nhiều càng tốt.

Triệu chứng của bệnh

Bệnh có một số triệu chứng điển hình như đầy bụng, sôi bụng; tiêu chảy liên tục, nhiều lần, lúc đầu phân lỏng, sau toàn nước (trong trường hợp bị bệnh tả: phân toàn nước đục như nước vo gạo); nôn, lúc đầu nôn ra thức ăn, sau chỉ nôn ra toàn nước trong hoặc màu vàng nhạt; người mệt lả, có thể bị chuột rút, biểu hiện tình trạng mất nước từ nhẹ đến nặng: khát nước, da khô, nhăn nheo, hốc hác, mắt trũng, mạch nhanh, huyết áp hạ, có khi không đo được huyết áp, tiểu tiện ít hoặc vô niệu, chân tay lạnh... và có thể dẫn đến tử vong.

Các dạng tiêu chảy cấp thường gặp

Tiêu chảy do vi khuẩn: liên quan mật thiết đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Tiêu chảy do độc tố vi khuẩn: Vibrio cholerae, E. coli, Clostridium difficile, tụ cầu (phân có nhiều nước, không có bạch cầu hoặc hồng cầu trong phân). Tiêu chảy do bản thân vi khuẩn (tiêu chảy xâm nhập): Shigella, Salmonella, E. coli, Campylobacter, Yersinia (phân thường có nhầy, đôi khi có máu). Biểu hiện lâm sàng chung thường thấy là: sốt, nôn, đau bụng và tiêu chảy nhiều lần/ngày.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bình luận
Tin mới
  • 17/05/2024

    Người bị u tuyến giáp nên ăn gì?

    U tuyến giáp nên ăn gì là vấn đề được rất nhiều bệnh nhân quan tâm. Dưới đây là những nhóm thực phẩm có lợi cho người mắc bệnh u tuyến giáp, giúp hỗ trợ tốt quá trình điều trị, được chuyên gia khuyên nên bổ sung đầy đủ vào thực đơn hằng ngày.

  • 17/05/2024

    Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

    Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

  • 17/05/2024

    Những loại thực phẩm không nên rửa trước khi ăn

    Nhiều người luôn nghĩ tất cả các loại thực phẩm trước khi chế biến đều phải rửa kĩ, rửa sạch. Nhưng thực tế thì không hẳn là như vậy. Vậy đâu là loại thực phẩm bạn cần rửa, đâu là loại thực phẩm không cần rửa, hãy cũng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 17/05/2024

    Sai lầm khi đánh răng có thể khiến răng ố vàng

    Thói quen không làm ướt bàn chải khi đánh răng có thể khiến răng bạn chuyển sang màu vàng.

  • 16/05/2024

    Luyện tập thể thao – Bí quyết giữ gìn sức khỏe mùa thi

    Đứng trước những kì thi quan trọng, cả cơ thể và não bộ của chúng ta thường xuyên có tình trạng căng thẳng và mệt mỏi. Bên cạnh việc ôn tập kiến thức, việc duy trì một lối sống lành mạnh cũng là một giải pháp rất hiệu quả giúp các sĩ tử giảm căng thẳng, bao gồm việc luyện tập thể dục.

  • 15/05/2024

    Người bị mất ngủ nên ăn và kiêng gì?

    Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những gì bạn ăn trong ngày có thể tác động đến chất lượng giấc ngủ vào ban đêm. Vậy người thường xuyên bị mất ngủ nên ăn và kiêng gì?

  • 15/05/2024

    Tại sao cần quan tâm tới sức khỏe tinh thần của trẻ?

    Thời thơ ấu của một người có thể đặt nền tảng cho việc học tập, hành vi, cũng như sức khỏe của một người xuyên suốt cả cuộc đời - bao gồm cả sức khỏe tinh thần. Trên thực tế, có nhiều yếu tố như di truyền, môi trường sống, các sự kiện lớn, kinh nghiệm sống và các thói quen kém lành mạnh… có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của trẻ.

  • 15/05/2024

    Những biện pháp ngăn ngừa xơ vữa động mạch

    Xơ vữa động mạch là sự tích tụ của mảng bám trong các động mạch, làm cho chúng cứng và thu hẹp. Tình trạng này phát triển chậm dần qua nhiều năm. Nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch dựa trên một số yếu tố nguy cơ khác nhau.

Xem thêm