Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bạn có bị viêm mũi dị ứng không?

Viêm mũi dị ứng hay còn gọi là dị ứng theo mùa, là một phản ứng dị ứng với một số tác nhân dị ứng nhất định. Một số tác nhân gây dị ứng thường gặp là cỏ, bụi và nấm mốc. Phấn hoa cũng là một tác nhân gây dị ứng phổ biến.

Cơ thể bạn sẽ giải phóng histamin khi gặp các tác nhân dị ứng. Histamin là một chất hóa học nội sinh giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân dị ứng. Tuy nhiên, quá nhiều chất hóa học này có thể gây ra viêm mũi dị ứng, với nhiều triệu chứng khó chịu như ngứa mũi, sổ mũi, hắt hơi và ngứa mắt.

Các biểu hiện này không nguy hiểm nhưng cần phải điều trị ngay bởi ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của bạn.

Các loại tác nhân gây dị ứng

Các tác nhân gây dị ứng phổ biến bao gồm:

  • Phấn hoa
  • Bụi
  • Nấm mốc
  • Lông súc vật
  • Chất thải của vật nuôi (chó, mèo...) như: nước dãi, nước tiểu, phân...

Phấn hoa là thủ phạm lớn nhất, đặc biệt là tại một số thời điểm nhất định trong năm. Cây và phấn hoa thường phát triển khi mùa xuân đến, trong khi cỏ thường tạo ra nhiều phấn vào những tháng mùa hè và mùa thu hơn.

Các yếu tố nguy cơ của viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng có thể xảy ra với bất cứ ai, nhưng bạn sẽ có nguy cơ bị viêm mũi dị ứng cao hơn nếu bạn có tiền sử gia đình bị dị ứng.

Có một vài yếu tố bên ngoài có thể gây ra hiện tượng này hoặc làm cho tình trạng dị ứng nặng hơn, bao gồm:

  • Hút thuốc lá
  • Các chất hóa học trong các sản phẩm tẩy rửa gia dụng, các loại nước xịt phòng...
  • Thời tiết, môi trường như: nhiệt độ lạnh hoặc nóng, ẩm ướt, thay đổi thời tiết, gió, mưa
  • Ô nhiễm không khí: khói, bụi từ sinh hoạt, giao thông...
  • Các sản phẩm chăm sóc cá nhân như: keo xịt tóc, nước hoa, sản phẩm vệ sinh cá nhân...

Triệu chứng của viêm mũi dị ứng

Triệu chứng phổ biến nhất của viêm mũi dị ứng bao gồm:

  • Triệu chứng ở mũi: ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi
  • Triệu chứng ở đường hô hấp: ho, sưng hoặc ngứa họng
  • Triệu chứng dị ứng ở mắt: ngứa mắt, chảy nước mắt, đỏ mắt, quầng thâm dưới mắt
  • Thường xuyên đau đầu
  • Các triệu chứng trên da: biểu hiện giống như bị eczema như da khô, ngứa và có các nốt phồng rộp, hoặc nổi mề đay
  • Mệt mỏi, ăn uống kém
 
Chẩn đoán viêm mũi dị ứng

Những người bị dị ứng nhẹ thường chỉ cần khám lâm sàng. Tuy nhiên, bác sỹ cũng có thể sẽ yêu cầu bạn làm một số xét nghiệm cụ thể để tìm ra phương pháp điều trị và dự phòng tốt nhất, đó là:

  • Test lẩy da để tìm nguyên nhân dị ứng (skin prick test) là một trong số các xét nghiệm phổ biến nhất. Bác sỹ sẽ đưa rất nhiều tác nhân gây dị ứng lên da của bạn để xem phản ứng của cơ thể bạn với từng tác nhân. Thông thường, da bạn sẽ xuất hiện những nốt đỏ nhỏ nếu bạn bị dị ứng với tác nhân đó.
  • Một xét nghiệm phổ biến khác là xét nghiệm máu, đôi khi là đo lượng kháng thể IgE đặc hiệu trong máu (RAST).

Viêm mũi dị ứng có thể xảy ra theo mùa, hoặc cũng có thể sẽ xảy ra trong suốt cả năm.

Điều trị viêm mũi dị ứng

Có rất nhiều cách để điều trị viêm mũi dị ứng, khác nhau ở từng bệnh nhân và từng thời điểm bị dị ứng.

Dùng thuốc kháng histamin (antihistamine)

Dùng antihistamine là cách hiệu quả để điều trị dị ứng. Antihistamine sẽ ngăn chặn dị ứng bằng cách ngăn chặn sự hình thành của histamin trong cơ thể. Một số loại thuốc kháng histamin không cần kê đơn, tuy nhiên bạn nên nhớ là luôn trao đổi với bác sỹ trước khi bắt đầu dùng một loại thuốc mới, đặc biệt là khi bạn đang uống các thuốc khác hoặc đang có vấn đề về sức khỏe.

Dùng thuốc thông mũi

Bạn có thể dùng thuốc thông mũi trong một khoảng thời gian ngắn để làm giảm triệu chứng ngạt mũi và giảm áp lực lên xoang mũi. Hỏi ý kiến bác sỹ trước khi dùng nếu bạn bị tăng huyết áp hoặc mắc các bệnh sinh dục như phì đại tiền liệt tuyến.

Dùng thuốc nhỏ mắt và thuốc xịt mũi

Bạn có thể tạm thời dùng thuốc nhỏ mắt và thuốc xịt mũi để làm giảm ngứa và các triệu chứng khác liên quan đến dị ứng. Tuy nhiên, không nên dùng hai loại thuốc này trong thời gian dài.

Miễn dịch trị liệu

Bác sỹ có thể sẽ khuyên bạn nên dùng miễn dịch trị liệu nếu như bạn bị dị ứng nặng. Biện pháp này còn được biết đến với việc tiêm phòng dị ứng. Bạn có thể áp dụng biện pháp này kết hợp với các loại thuốc khác để kiểm soát các triệu chứng. Mũi tiêm này sẽ làm giảm đáp ứng miễn dịch của bạn với một số tác nhân dị ứng nhất định theo thời gian.

Phòng ngừa viêm mũi dị ứng

Cách tốt nhất đề phòng ngừa các triệu chứng dị ứng là kiểm soát tốt bệnh dị ứng của bạn trước khi cơ thể bạn có cơ hội phản ứng lại với các tác nhân dị ứng. Bạn nên bắt đầu dùng thuốc trước khi mùa dị ứng bắt đầu. Ví dụ, nếu bạn rất nhạy cảm với phấn hoa trong mùa xuân, bạn nên bắt đầu dùng thuốc kháng histamine trước khi các phản ứng dị ứng có cơ hội xuất hiện.

Một cách khác có thể phòng ngừa viêm mũi dị ứng rất hiệu quả là tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Ví dụ, cố gắng ở trong nhà khi phấn hoa rụng nhiều và tắm ngay lập tức sau khi từ ngoài về. Lau dọn nhà cửa sạch sẽ để loại bỏ lông súc vật, bụi bẩn và nấm mốc.

Kết quả của việc điều trị phụ thuộc vào bệnh tình cụ thể của bạn. Viêm mũi dị ứng theo mùa thường không nghiêm trọng và bạn có thể kiểm soát được bằng việc dùng thuốc. Tuy nhiên, nếu bạn bị dị ứng nặng bạn có thể sẽ phải điều trị lâu dài. Một số người có thể phát triển bệnh viêm xoang hoặc hen suyễn cùng với viêm mũi dị ứng.

Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

Xem thêm