Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bà bầu nên hiểu về Rh- và Rh+

Rhesus (Rh) có liên quan tới protein trong bề mặt hồng cầu. Nếu máu của bạn có protein này, nghĩa là bạn mang Rh dương tính (đây là dạng phổ biến của Rh). Nếu máu của bạn thiếu protein này, tức là bạn âm tính với Rh.

Bệnh viện sẽ kiểm tra yếu tố Rh cho bạn qua xét nghiệm máu cơ bản. Rh của bạn không ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên, thai kỳ cần được quan tâm đặc biệt nếu bạn mang Rh – còn chồng của bạn mang Rh+.

Trong thai kỳ, nhất là khi chuyển dạ, máu của mẹ và máu của bé có thể bị hòa vào nhau. Nếu mẹ là Rh- và bé là Rh+, máu của mẹ có thể sản xuất kháng thể Rh chống lại máu của bé.

Chất kháng thể này nhìn chung không gây hại cho lần mang thai đầu. Tuy nhiên, nếu bạn có thai kỳ sau với thai nhi mang Rh+ thì chất kháng thể Rh này sẽ tấn công hồng cầu của bé. Rh+ của bé tiếp theo này sẽ phát triển thành bệnh Rh – một điều kiện đe dọa tới tính mạng của bé hoặc là cần chuyển dạ ngay lập tức.

Giải pháp

Nếu bạn mang Rh- thì bác sĩ có thể tiêm cho bạn một mũi globulin miễn dịch Rh trong tuần 28 ở lần mang thai đầu. Bạn cần tiêm mũi nữa ngay sau khi chuyển dạ nếu bé mang Rh+.

Mũi tiêm này khiến cơ thể mẹ phải chấp nhận Rh+, ngăn ngừa tình trạng bất dung nạp Rh giữa mẹ và con. Mũi tiêm miễn dịch này còn cần thiết cho các trường hợp khác như sau chọc dò ối, sau thai ngoài tử cung hay sau sảy thai.

Có 4 trường hợp thường thấy về Rh như sau:

  • Người mẹ (Rh+), người bố (Rh+), con (Rh+): bình thường.
  • Người mẹ (Rh-), người bố (Rh-), con (Rh-): bình thường.
  • Người mẹ (Rh+), người bố (Rh-), con (Rh+ hoặc Rh-): bình thường.
  • Người mẹ (Rh-), người bố (Rh+), con (Rh+ hoặc Rh-): cần tiêm miễn dịch globulin.
Theo Mẹ và bé/ Nhóm máu
Bình luận
Tin mới
Xem thêm