Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Âm nhạc và học tập - những điều thú vị

Đối với một số người, việc nghe nhạc có thể mang lại hữu ích trong quá trình học tập và làm việc. Tuy nhiên, một số người khác lại cho rằng họ rất khó tập trung làm việc nếu có bất cứ âm thanh nào ồn ào xung quanh. Vậy câu hỏi đặt ra là có nên kết hợp chúng với công việc hàng ngày? Lợi ích của âm nhạc cho trí não là như thế nào?

Âm nhạc mang lại nhiều lợi ích cho chúng ta. Có thể kể đến các khả năng như:

  • Tăng cường cảm xúc
  • Tăng cường động lực làm việc
  • Cải thiện trí nhớ và kích thích não bộ
  • Là một cách tốt để kiểm soát cơn đau hay sự mệt mỏi

Bạn có thể thấy rằng những khả năng kể trên có thể giúp cải thiện quá trình học tập. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người sẽ đồng tình với quan điểm này. Vậy câu hỏi là có hay không?

Thực tế, âm nhạc không thể tác động tới mọi người theo cùng một cách thức. Câu trả lời ở đây phức tạp hơn việc chỉ đưa ra 2 phương án là có và không.

Âm nhạc giúp ích cho não bộ như thế nào?

  1. Âm nhạc có thể thúc đẩy động lực trong bạn

Âm nhạc có thể không hoàn toàn đắc lực cho bạn, nhưng nó có thể hỗ trợ bạn gián tiếp, và qua đó vẫn có thể mang lại những sự khác biệt to lớn. Nếu bạn từng trải qua một đêm dài mệt mỏi vật lộn với những bài tập, lúc đó bạn sẽ thấy quyết tâm to lớn của mình bị hao hụt đi một phần và có thể sẽ dừng lại trước khi bạn hoàn thành công việc. Theo nghiên cứu, âm nhạc có thể hoạt động và kích thích các trung tâm não bộ, mang đến cảm giác như một phần thưởng mà bạn đang mong muốn có được sau khi hoàn thành mục tiêu. Do vậy, hãy tự thưởng cho mình một bài hát yêu thích, và nó có thể cung cấp thêm động lực cho bạn để tiếp tục thu nạp các kiến thức mới. Còn nếu bạn cảm thấy âm nhạc không giúp ích nhiều trong khi bạn đang học, hãy thử chúng ở những lúc nghỉ ngơi giữa thời gian học tập, chúng cũng có tác dụng thúc đẩy động lực trong bạn tương tự như cách ban đầu.

  1. Âm nhạc giúp cải thiện cảm xúc

Âm nhạc không chỉ giúp thúc đẩy động lực cho bạn mà còn có thể làm giảm căng thẳng và thúc đẩy những ý nghĩ tích cực hơn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tâm trạng tốt thường cải thiện kết quả học tập. Bạn thường sẽ đạt được nhiều thành công hơn trong học tập khi tâm trạng của bạn tốt.

Học tập có thể khiến bạn trở nên căng thẳng, đặc biệt là khi bạn không thể hiểu được một môn học – một loại kiến thức nào đó. Nếu bạn trở nên choáng ngợp, mông lung và buồn bã, hãy thử nghe những bài nhạc yêu thích. Nó sẽ giúp bạn thư giãn hơn và khi bạn quay lại công việc, bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn.

  1. Tăng cường khả năng tập trung

Theo nghiên cứu, âm nhạc – đặc biệt là âm nhạc cổ điển có thể giúp não bộ tăng hấp thu và diễn giải thông tin mới một cách dễ dàng. Não bộ xử lý thông tin từ thế giới xung quanh bạn bằng cách phân nhỏ chúng thành từng phần. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, âm nhạc có khả năng giúp não bộ chú ý tốt hơn vào các sự kiện và hơn nữa, còn có thể đưa ra các dự đoán về những gì sắp xảy ra. Điều này có thể giúp ích cho bạn trong trường hợp bạn đang gặp những rắc rối khi tìm hiểu về những điều mới mẻ. Đồng thời, bạn cũng có thể liên kết chúng với những dự đoán tốt hơn về các sự kiện diễn ra trong tương lai để có khả năng lập luận chính xác. Cải thiện khả năng suy luận không giúp bạn đưa ra những câu trả lời nhanh chóng khi bạn không đủ căn cứ vào những dữ kiện cụ thể, nhưng bạn có thể nhận thấy sự khác biệt trong khả năng này khi thông tin căn cứ là đầy đủ.

Một số nghiên cứu khác còn đưa ra gợi ý rằng âm nhạc chính là một biện pháp giúp cải thiện khả năng tập trung. Theo nghiên cứu trên một số trẻ mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) cho thấy, việc bật một bản nhạc nền trong thời gian học tập khiến một số trẻ bị phân tâm, song đa phần số trẻ đều cho thấy khả năng cải thiện hiệu suất học tập.

  1. Tăng cường trí nhớ với những nguồn thông tin mới mẻ

Nghiên cứu đã chứng minh rằng nghe nhạc – nhất là nhạc cổ điển dường như giúp người cao tuổi nhớ tốt hơn và xử lý thông tin nhanh hơn. Các nghiên cứu đã chỉ ra một số loại nhạc nhất định có thể giúp tăng cường khả năng ghi nhớ và các chức năng khác của nhận thức. Âm nhạc giúp kích thích não bộ của bạn tương tự như cách tập thể dục giúp kích thích cơ thể. Bạn càng tập luyện nhiều, cơ bắp càng trở lên mạnh mẽ. Điều này cũng tương tự đối với não bộ.

Những điều trái ngược

Không phải ai cũng tìm được sự trợ giúp từ âm nhạc, nhất là những người cần sự tập trung trong công việc.

  1. Nó có thể gây mất tập trung

Một trong những tác dụng của âm nhạc chính là khả năng đánh lạc hướng của nó. Khi bạn cảm thấy buồn hay căng thẳng, việc đánh lạc hướng chính bản thân mình khỏi những áp lực với một bản nhạc yêu thích chính là cách giúp tâm hồn trở nên nhẹ nhõm. Tuy nhiên, điều này lại không nên xuất hiện khi bạn đang tìm kiếm một điều gì đó cần sự tập trung. Nếu bạn đang cố gắng tìm một phương pháp giải một bài toán khó chẳng hạn, việc nhạc quá to hay nhanh có thể làm đứt quãng suy nghĩ và làm cản trở bạn.

  1. Nó cũng có thể gây ra những vấn đề tiêu cực cho trí nhớ

Khả năng làm việc của trí nhớ đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau, bao gồm thông tin bạn cần để xử lý vấn đề, khả năng học hỏi và các chức năng khác nhau của nhận thức. Một số hành động cần sự làm việc của trí nhớ như nhớ một điểm nào đó trong một danh sách, nhớ các bước để giải một bài toán hay nhớ một chuỗi các sự kiện diễn ra. Đa phần chúng ta đều có thể làm việc với nhiều mảng thông tin khác nhau trong cùng một thời điểm. Và khi trí nhớ được cải thiện, được nâng cao có nghĩa là bạn có thể xử lý nhiều tác vụ hơn trong cùng một khoảng thời gian.

Các nghiên cứu đã gợi ý rằng nghe nhạc có thể khiến giảm khả năng lưu trữ của trí não trong khi làm việc. Nếu bạn đang thực hiện một công việc khó khăn với rất nhiều thông tin nhỏ lẻ khác nhau xung quanh cần phải chắp nối, việc nghe nhạc có thể khiến quá trình này trở nên gian nan và thử thách hơn nữa.

  1. Nó có thể làm giảm khả năng bao quát khi đọc

Một số thể loại nhạc có thể khiến bạn cảm thấy khó hiểu và khó tiếp thu thông tin khi đang đọc một điều gì đó, như nhạc với tốc độ quá nhanh, nhạc với âm lượng lớn hay nhạc có lời. Khi bạn đang cần bao quát một chương trình hay cần thu thập thông tin tổng quát của một vấn đề nào đó, một bản nhạc cổ điển, nhẹ nhàng với tốc độ chậm rãi vừa phải sẽ là sự lựa chọn tốt nhất.

Nên chọn thể loại nhạc nào?

Nghe nhạc trong khi làm việc hay học tập không phải lúc nào cũng khiến bạn giảm năng suất hay hiệu quả. Nếu bạn thích học tập trong một môi trường có giai điệu nhẹ nhàng xung quanh, không có lý gì phải từ bỏ nó. Hãy nghi nhớ những mẹo dưới đây để có thể tìm ra những bản nhạc phù hợp và giúp ích nhất cho bạn.

  1. Tránh nhạc có lời. Bạn nên tránh các bài nhạc có lời, thậm chí là các bài hát có ngôn ngữ mà bạn không hiểu để tránh bị sao nhãng.
  2. Chọn nhạc chậm rãi, từ các loại nhạc cụ. Các nghiên cứu hiện tại tập trung chủ yếu vào nhạc cổ điển. Tuy nhiên nếu bạn không thích loại nhạc này, bạn vẫn có thể thử các loại nhạc khác như nhạc điện tử nhưng nhẹ nhàng, hay các âm thanh từ môi trường tự nhiên phóng khoáng – tương tự như những âm thanh mà bạn nghe thấy mỗi khi đi massage vậy.

    3. Tránh nhạc có giai điệu đột ngột, gây “sốc”. Những bản nhạc có giai điệu khúc khuỷu, không cố định nhịp điệu có thể khiến bạn đoán già đoán non về các giai điệu thiếp theo diễn ra. Điều này khiến não bộ mất tập trung và sẽ làm giảm khả năng tập trung vào công việc của bạn.

    4. Vặn nhỏ âm lượng. Nghe nhạc trong khi làm việc nên ở mức âm lượng nhỏ, như một “âm thanh nền”. Nếu nghe nhạc quá to, nó có thể khiến suy nghĩ của bạn bị gián đoạn.

    5. Chọn các bản nhạc “trung lập”. Bạn nên tránh các bản nhạc yêu thích hay ghét bỏ vì khi nghe chúng, bạn rất có thể sẽ mất tập trung.

Một số âm thanh khác nên thử

Đối với một số người, âm nhạc không giúp tăng cường khả năng tập trung, nhưng sự im lặng đôi khi cũng mang đến hiệu quả. Vấn đề đối với sự im lặng là nó thường không “hoàn hảo”. Có rất nhiều nguồn phát ra tiếng ồn xung quanh, như đồng nghiệp, trẻ nhỏ, hàng xóm, giao thông, v.v… Những nguồn âm thanh này có thể phát ra liên tục và khiến bạn rơi vào trạng thái xao nhãng.

Nếu bạn cảm thấy điều này quen thuộc, bạn có thể cân nhắc thử một số loại âm thanh khác nhau dưới đây:

  1. Âm thanh tự nhiên

Nếu bạn thích không gian ngoài trời hơn trong văn phòng, những âm thanh từ thiên nhiên nhẹ nhàng có thể mang lại bầu không khí thư guãn giúp công việc của bạn trở nên dễ chịu hơn. Một số lựa chọn có thể kể đến như:

  • Tiếng thác nước hay tiếng dòng sông chảy xiết
  • Tiếng sóng biển
  • Tiếng mưa
  • Tiếng chim hót và tiếng lá khô xào xạc
  1. Tiếng ồn trắng

Nếu có những âm thanh bất ngờ xen lẫn trong một bản nhạc nền êm dịu có thể khiến bạn bị ngắt quãng dòng suy nghĩ của mình, thì tiếng ồn trắng có thể giúp bạn kiểm soát sự tập trung. Theo các nghiên cứu cho thấy tiếng ồn trắng có thể giúp cải thiện khả năng học tập và khả năng ghi nhớ.

Tổng kết

Âm nhạc có thể giúp cải thiện cảm xúc của bạn và giúp bạn cảm thấy có động lực hơn trong công việc hàng ngày hay học tập, nhưng bản thân nó không phải là một công cụ giúp bạn học tập. Không phải ai cũng có thể duy trì được sự tập trung trong công việc khi có một bản nhạc được bật xung quanh, cho dù họ là những người yêu âm nhạc. Lựa chọn âm nhạc phù hợp chính là cách giúp chúng ta tối đa hóa lợi ích của nó.

Tham khảo thêm thông tin tại: Nước kiềm: lợi ích và nguy cơ

Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm