Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

5 loại bột tốt cho sức khỏe hơn bột mì

Không phải loại bột làm bánh nào cũng làm từ bột mì, bột gạo. Các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt và cả quả dừa cũng có thể biến thành nguyên liệu làm bánh thơm ngon mà tốt cho sức khỏe.

Bột mì đa dụng là nguyên liệu phổ biến trong mọi căn bếp, nhưng quá trình tinh chế khiến bột mất nhiều chất dinh dưỡng từ lớp vỏ cám. Một số loại bột sau không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có thể thay thế bột mì trong nhiều món ăn.

Bột cơm dừa 

Bột cơm dừa được sản xuất bằng cách xay nhuyễn cơm dừa thành bột mịn, sau đó sấy để có được thành phẩm là bột khô và bảo quản được lâu. Bột cơm dừa không chứa gluten, giàu chất xơ, sắt, kali và đặc biệt là chất béo.

Hầu hết chất béo trong cơm dừa là chất béo bão hòa và chất béo trung tính chuỗi trung bình (MCT). MCT hấp thu nhanh qua đường ruột, có khả năng giảm viêm và tăng cường trao đổi chất lành mạnh. Dù còn nhiều tranh cãi về tác dụng của chất béo bão hòa, chất béo của dừa không ảnh hưởng đến cơ thể như chất béo từ thịt hay đồ ăn nhanh.

Bột cơm dừa sấy khô chứa chất béo tốt cho sức khỏe

Bột cơm dừa có vị ngọt dịu và mùi thơm, thích hợp để làm các món bánh nướng, bánh quy, làm nhân bánh. Đặc tính của bột này là hút nhiều nước, do đó bạn nên điều chỉnh lượng nước phù hợp khi nấu ăn. Tại Việt Nam có nhiều cơ sở sản xuất được sản phẩm bột cơm dừa sấy khô.

Bột hạnh nhân, bột diêm mạch, kiều mạch, bột mì nguyên cám được bán tại nhiều cửa hàng nguyên liệu làm bánh như Beemart, Nhất Hương tại các thành phố lớn hoặc trên các trang thương mại điện tử.

Bột hạnh nhân

Bột hạnh nhân được làm từ hạt cách xay mịn hạt hạnh nhân đã được ngâm, tách lớp vỏ giấy. Loại bột này không chứa gluten và đem lại nhiều lợi ích dinh dưỡng tương tự hạt hạnh nhân.

Bột hạnh nhân giàu calorie và là nguồn magne, omega-3, protein và vitamin E dồi dào. Các chất dinh dưỡng này có lợi cho huyết áp và não bộ.

Bột hạnh nhân có hương vị của hạt và có thể dùng thay bột mì ở tỉ lệ tương đương khi nướng bánh quy, bánh macaron và các các món mặn.

Bột diêm mạch (quinoa)

Bột diêm mạch tạo độ ẩm cho các món bánh nướng

Hạt quinoa còn được gọi là diêm mạch, thường được sử dụng như ngũ cốc nguyên hạt bởi giá trị dinh dưỡng của nó. Khi xay thành bột, diêm mạch giàu protein, chất xơ, sắt và chất béo không bão hòa. 

Ngoài ra, bột diêm mạch còn có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa và hỗ trợ giảm cân. Bột diêm mạch giúp các món bánh nướng mềm và có độ ẩm vừa phải, tạo độ đặc cho các món soup, nước sốt.

Bột kiều mạch (buckwheat)

Cây kiều mạch còn được gọi là tam giác mạch, cho loại hạt nhiều góc cạnh và không chứa gluten. Bột kiều mạch có mùi thơm đặc trưng và thường được dùng để làm mì soba truyền thống của Nhật Bản.

Bột kiều mạch (tam giác mạch) có thể dùng làm mì soba

Bột kiều mạch giàu chất xơ, protein và các vi chất như mangan, magne, đồng, sắt. Hạt và bột kiều mạch có nhiều công dụng với sức khỏe như chống viêm, ngăn ngừa ung thư, tốt cho giảm cân và hỗ trợ tiêu hóa.

Bột kiều mạch có thể kết hợp với các loại bột ngũ cốc nguyên hạt khác để làm bánh mì hoặc thay cho bột chiên xù (làm từ vụn bánh mì trắng).

Bột mì nguyên cám

Bột mì nguyên cám được sản xuất từ nguyên hạt lúa mì còn phôi và vỏ cám. Bột mì tinh chế thường có quá trình tẩy trắng, bỏ lớp vỏ cám, do đó có màu sắc đẹp và tạo độ nở nhiều hơn. Dù có màu đậm và kết cấu nặng hơn, bột mì nguyên cám lại chứa nhiều dinh dưỡng hơn hẳn. 

Bột mì nguyên cám chứa nhiều chất xơ, protein, sắt và kali. Các món bánh mì đen, bánh ngọt làm từ bột mì nguyên cám không thích hợp với người dị ứng, không dung nạp gluten.

Tham khảo thông tin tại bài viết : Những lợi ích sức khỏe của bột năng có thể bạn chưa biết

Quỳnh Trang H+ (Theo Healthline) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 18/07/2025

    5 loại thực phẩm giúp ngăn ngừa loãng xương

    Để hạn chế tình trạng loãng xương cơ thể cần cung cấp đủ vitamin D và canxi theo nhu cầu của từng lứa tuổi qua chế độ ăn khoa học, đủ dinh dưỡng và giàu canxi.

  • 18/07/2025

    Ô nhiễm không khí và nguy cơ với sức khỏe, những giải pháp bảo vệ sức khỏe cho trẻ em.

    Trong những năm gần đây, ô nhiễm không khí đã trở thành một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất, ảnh hưởng sâu rộng đến sức khỏe con người ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, trẻ nhỏ đang ở giai đoạn phát triển thể chất và thần kinh lại là nhóm đối tượng dễ tổn thương nhất.

  • 17/07/2025

    3 tác dụng phụ của quả vải và lưu ý khi ăn vải

    Quả vải tuy ngon miệng và bổ dưỡng nhưng cũng cần đi lưu ý một số điều khi ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, đặc biệt là với một số đối tượng.

  • 17/07/2025

    Nhiệt độ thời tiết ảnh hưởng thế nào tới tâm trạng của bạn?

    Thời tiết thất thường có khiến bạn cảm thấy khó chịu. Trời mưa bạn sẽ cảm thấy buồn chán còn trời nắng bạn sẽ cảm thấy vui tươi hơn. Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao cảm xúc của bạn luôn thay đổi khi thời tiết thay đổi hay chưa? Đặc biệt là vào lúc giao mùa? Vậy hãy cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu thêm với bài viết dưới đây

  • 16/07/2025

    Ăn rau quả nhiều màu sắc có lợi gì cho sức khỏe?

    Ăn rau quả nhiều màu sắc hay còn gọi là 'ăn cầu vồng' không chỉ đơn giản là cách trang trí món ăn hấp dẫn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

  • 16/07/2025

    Sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ: Những dấu hiệu cảnh báo không nên bỏ qua

    Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dengue gây ra, lây lan chủ yếu qua vết đốt của muỗi Aedes aegypti. Mặc dù bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, trẻ nhỏ lại là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương do hệ miễn dịch còn non yếu.

  • 15/07/2025

    Các hoạt động thể thao dưới nước phù hợp cho người cao tuổi trong mùa hè

    Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.

  • 14/07/2025

    Bài tập tốt nhất cho chứng đau thắt lưng

    Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.

Xem thêm