Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

5 cách đơn giản sống thọ và khỏe mạnh, ai cũng có thể làm ngay hôm nay

Không chỉ chế độ ăn hay tăng cường vận động mà việc kiểm tra sức khỏe thường xuyên cũng là cách để sống thọ.

Bác sĩ Richard W. Besdine, sống ở Mỹ đã dành sự nghiệp của mình cho lĩnh vực lão khoa, chuyên chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi. Hiện nay, ông là Giáo sư Y khoa và Sức khỏe Cộng đồng ở Đại học Brown, Mỹ.

Ở tuổi 80, ông Richard vẫn mạnh khỏe như cách đây 10 năm. Sống đến 80 tuổi tức là ông đã sống lâu hơn tuổi thọ trung bình của người Mỹ (78,6 tuổi - số liệu năm 2016). Dưới đây là 5 điều mà chuyên gia này chia sẻ để sống lâu và khỏe mạnh hơn.

1. Chế độ ăn tốt cho sức khỏe

Richard W. Besdine tin vào sức mạnh của chế độ ăn uống kiểu Địa Trung Hải (lấy cảm hứng từ các loại đồ ăn truyền thống của các nước giáp biển Địa Trung Hải như Ý, Hy Lạp...).

Chế độ ăn này dựa trên đồ ăn thực vật gồm trái cây, rau tươi, ngũ cốc nguyên hạt và chất béo lành mạnh nhằm ngăn các bệnh mãn tính đồng thời tăng cường sức khỏe của toàn bộ cơ thể.

Chăm chỉ vận động là cách để sống khỏe và góp phần tăng tuổi thọ.

Ông cho hay: "Tôi thích nghĩ về chế độ ăn Địa Trung Hải như thói quen sống hơn là kế hoạch nghiêm ngặt mà bạn phải tuân theo trong một thời gian. Hãy tránh đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, thay vào đó hãy ăn hải sản, thịt nạc và các loại hạt".

Các loại cá béo như cá hồi, cá mòi, cá ngừ... là những thực phẩm chủ yếu của chế độ ăn kiểu Địa Trung Hải, vì chúng giàu omega-3, chất giúp giảm nguy cơ bị đột quỵ hoặc bệnh tim. Ngoài ra, dầu ô liu cũng là thành phần quan trọng trong cách ăn uống này.

2. Chú ý vận động và tham gia hoạt động thể chất

Ông Richard W. Besdine cho hay, các nghiên cứu cho thấy, béo phì và ít vận động là nguyên nhân gây nên bệnh tật và giảm tuổi thọ. Bạn có thể ngăn vấn đề này bằng cách tập thể dục, cải thiện thể chất để giảm nguy cơ mắc ung thư, tiểu đường, trầm cảm.

Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyến cáo nên dành 2,5 - 5 tiếng hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ, làm vườn hoặc 1 - 2.5 tiếng hoạt động thể chất mạnh như chạy bộ, thể dục nhịp điệu mỗi tuần.

3. Bỏ thuốc lá

Như mọi người đã biết, hút thuốc lá có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe như bệnh tim, ung thư, bệnh phổi... Nghiên cứu cho thấy ngay cả khi hút thuốc mức độ nhẹ (ít nhất 1 điếu/ngày) cũng có thể làm tăng nguy cơ chết sớm.

Bỏ thuốc lá có thể đưa lại nhiều lợi ích. Theo CDC Mỹ, nguy cơ bị đau tim giảm chỉ 1 năm sau khi bỏ thuốc. Sau 2 - 5 năm từ khi bỏ thuốc, nguy cơ đột quỵ giảm xuống mức như người không hút thuốc.

4. Luôn khám sức khỏe định kỳ

Việc chăm sóc sức khỏe có thể phát hiện sớm các vấn đề bệnh tật. Cho nên, bạn cần lên lịch khám sức khỏe thường xuyên theo khuyến cáo của bác sĩ.

Một số xét nghiệm và thăm khám quan trọng cần làm là mỡ máu, huyết áp, ung thư da, ung thư vú, ung thư cổ tử cung với phái nữ.

Việc khám sức khỏe định kỳ là cơ hội để bạn thay đổi lối sống như thay đổi chế độ ăn, tạo thói quen tập thể dục, ngừng hút thuốc hay uống rượu hoặc phát hiện sớm tình trạng căng thẳng, lo lắng, trầm cảm...

Việc khám sức khỏe giúp bạn điều chỉnh chế độ ăn phù hợp.

5. Chú ý đến sức khỏe tâm thần

Bảo vệ sức khỏe tâm thần là điều quan trọng. Các nghiên cứu cho thấy mắc bệnh tâm thần có thể giảm tuổi thọ từ 14 - 32 năm. Nếu bạn lo lắng, có thể nhờ bác sĩ đánh giá sức khỏe tâm thần.

Ngoài ra, cần dành thời gian cho các hoạt động giúp giảm căng thẳng như tập yoga. Tham gia vào các hoạt động đúng sở thích hay kết nối mọi người có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc và sức khỏe tinh thần của bạn.

Trong thời buổi đại dịch Covid-19 như hiện nay, có thể gọi điện qua video với bạn bè hoặc người thân. Việc nhìn thấy mọi người dù là trên màn hình nhỏ cũng có thể mang đến cảm xúc tốt cho bản thân.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bí mật của những người sống thọ tới 100 tuổi.

Theo Dân trí
Bình luận
Tin mới
  • 06/05/2024

    6 trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn - khi nào cần đến bệnh viện

    Nhận biết các trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn giúp bạn tránh gặp phải tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

Xem thêm