Trong lao động, sinh hoạt, bị thương ngoài da không phải hiếm gặp. Từ các vết thương có thể rất nhỏ như xước da, kim đâm, đứt tay, cho đến những vết thương lớn hơn như đứt da sâu, rách da màng lớn… đều cần có cách sơ cứu với mục đích cầm máu, bảo tồn chức năng và thẩm mỹ.
Xử lý vết thương phần mềm đòi hỏi phải cầm máu vết thương kịp thời và tránh làm vết thương bị nhiễm khuẩn. Một số vết thương có chứa dị vật cần phải được rút ra nhẹ nhàng tránh làm tổn thương đến mạch máu và dây thần kinh.
BS. Nguyễn Văn An - Chuyên khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định, cho biết:
Đối với các vết thương, có thể là do tai nạn lao động hay tai nạn sinh hoạt gây rách da và gây chảy máu, tổn thương phần mềm. Ngay khi xuất hiện vết thương đã có nguy cơ nhiễm các vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh khác qua vết thương để xâm nhập vào cơ thể. Nếu vết thương đến sớm trước 6 giờ được coi là vết thương sạch và sau 6 giờ, vết thương có nguy cơ bị nhiễm khuẩn cao hơn nhiều lần.
Xử trí vết thương: Với các vết thương nông, nhỏ gọn, sạch, có thể rửa vết thương bằng các dung dịch sát khuẩn sau đó băng vết thương. Với các vết thương dài và sâu hoặc dập nát tổ chức hay bẩn cần phải cắt lọc, làm sạch vết thương, sát trùng và khâu phục hồi vết thương.
Sau khi khâu phục hồi vết thương cần phải điều trị kết hợp bằng kháng sinh trong vòng 7 -10 ngày để tránh nhiễm trùng. Vết thương có thể cắt chỉ sau 10 – 14 ngày tùy từng vị trí trên cơ thể. Các vết thương vùng mặt được tưới máu tốt nên vết thương liền nhanh có thể cắt chỉ sau 10 ngày.
Khi lấy máu làm xét nghiệm hoặc khi tiêm truyền cho người bệnh cần phải đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn. Nếu tuân thủ đúng nguyên tắc vô khuẩn thì sẽ không bị nhiễm trùng. Nếu không tuân thủ tốt nguyên tắc vô khuẩn, ngay khi chọc kim vào da đã có thể đưa vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh vào cơ thể.
Trong thời tiết mùa Hè, việc tắm rửa hàng ngày đơn giản hơn nhiều so với mùa Đông. Tuy nhiên, những thói quen tắm gội không khoa học có thể ảnh hưởng lớn tới sức khỏe trong ngày nắng nóng.
Tỏi không chỉ là gia vị làm tăng hương vị cho món ăn mà còn có nhiều tác dụng trong việc phòng và điều trị bệnh tim mạch, ung thư, nhiễm trùng, xương khớp.
Cùng với các tác nhân bên ngoài, những thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng khiến làn da của bạn bị tổn hại.
Ở Việt Nam, đinh lăng được trồng khá phổ biến trong vườn gia đình, đình chùa, trạm xá, bệnh viện để làm cảnh, làm thuốc và làm rau gia vị.
Người đau dạ dày tuyệt đối không ăn những thực phẩm sống, chua, nhiều đường, cay nóng và đồ chiên xào.
Nhịn ăn gián đoạn hay còn gọi là nhịn ăn không liên tục là biện pháp giảm cân được áp dụng phổ biến hiện nay.
Nấc sau khi ăn là hiện tượng bình thường nhưng nếu xảy ra thường xuyên, bạn cần đề phòng một số bệnh.
Ung thư là một thuật ngữ chung để chỉ một nhóm nhiều bệnh gây ra khi các tế bào bình thường trở nên bất thường, phân chia nhanh chóng và lây lan sang các mô và cơ quan khác xung quanh. Ung thư là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới hiện nay. Cùng tìm hiểu về cách ung thư phát triển, di căn và các loại ung thư.