Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Việt Nam đang “già hóa dân số” với tốc độ “phi mã”

Già hóa là thành tựu của quá trình phát triển, là xu thế chung của các quốc gia giàu mạnh. Tuy nhiên đối với một đất nước chỉ mới "thoát nghèo" như Việt Nam, vấn đề này đang biến thành "rắc rối kép", đặt ra thách thức lớn đối với nền kinh tế và an sinh xã hội.

Già hóa và những con số đáng báo động
 
Việt Nam đang “ già hóa dân số” với tốc độ gấp đôi các nước trong khu vực.
 
Năm 2011, Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn “già hóa dân số” với … Thời gian chuyển từ giai đoạn “ già hóa dân số” sang giai đoạn “ dân số già ” của Việt Nam ước tính là 17-20 năm, nhanh hơn rất nhiều nước có trình độ phát triển khác như Thụy Điển (85 năm), Úc (73 năm), Mỹ (69 năm), Canada (65 năm), Trung Quốc (26 năm), Nhật Bản (26 năm),…

Trong khi đó, người cao tuổi Việt Nam chủ yếu sống ở vùng nông thôn, là nông dân và làm nông nghiệp. Hầu hết họ đều gặp khó khăn về cuộc sống và không có điều kiện chăm sóc sức khỏe. Trên 70% người cao tuổi Việt Nam đang phải tự lao động, bươn chải vất vả trong khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, chỉ có 25,5% sống bằng lương hưu hoặc trợ cấp xã hội.

Bên cạnh đó, xu hướng quy mô gia đình truyền thống ở Việt Nam đang dần chuyển sang mô hình gia đình hạt nhân, khiến nhiều cụ già trở nên cô đơn hơn, gặp nhiều khó khăn khi phải tự sống một mình.

Như vậy, Việt Nam đang đứng trước một thách thức lớn chưa từng có, bởi dân số già là kết quả của sự phát triển kinh tế ở các nước trên thế giới, nhưng nó đang diễn ra ở Việt Nam – một quốc gia chỉ mới vất vả để… “thoát nghèo”!
 
Những con số đáng buồn về người cao tuổi ở Việt Nam
 
- 70% người cao tuổi không có tích lũy vật chất
 
- 62,3% sống khó khăn, thiếu thốn
 
- 27,6% cho rằng kinh tế đang kém đi
 
- 18% sống trong hộ nghèo (tuổi càng cao càng nghèo)
 
- Hơn 30% sống trong nhà kiên cố
 
- Gần 10% sống trong nhà tạm
 
- 35% cảm thấy thất vọng
 
- 33% không biết chia sẻ vui, buồn cùng ai
 
- 22% cảm thấy rất cô đơn

Theo số liệu của Ủy ban Quốc gia về Người cao tuổi Việt Nam, Báo cáo 10 năm Madrid 2012, Điều tra Quốc gia về Người cao tuổi 2011
 
Có thể thấy rõ rằng hệ thống an sinh xã hội và hệ thống chăm sóc sức khỏe chưa đáp ứng được nhu cầu của người cao tuổi hiện nay. Việt Nam mới chỉ có Bệnh viện Lão khoa Trung ương, Viện Lão khoa Quốc gia và một số bệnh viện trong nước có khoa Lão khoa nhằm chăm sóc riêng cho người cao tuổi.
 
Người cao tuổi thường coi con cháu mình là chỗ dựa khi về già. Nhưng xu hướng quy mô gia đình truyền thống ở Việt Nam đang dần chuyển sang mô hình gia đình hạt nhân, khiến nhiều cụ già trở nên cô đơn hơn, gặp nhiều khó khăn khi phải tự sống một mình. Chưa kể đến một bộ phận người Việt trẻ ngày nay coi các cụ già là gánh nặng kinh tế, thiếu hiểu biết về pháp luật, chính sách và các quyền cơ bản của người già.
 
Như vậy, Việt Nam đang đứng trước một thách thức lớn chưa từng có, bởi dân số già là kết quả của sự phát triển kinh tế ở các nước trên thế giới, nhưng nó đang diễn ra ở Việt Nam – một quốc gia chỉ mới vất vả để… “thoát nghèo”!
 
Tuy rằng nâng cao tuổi thọ của con người là ước mơ của cả xã hội ta. Nhưng hiện nay, việc các chính sách thiếu đồng bộ, hạn chế về hệ thống chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, Việt Nam sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề thách thức như các vấn đề về y tế, việc làm, nhà ở.
 
Những bài học lớn từ Nhật Bản
 
Chiều ngày 21.4 vừa qua, Bộ Y tế đã có cuộc hội thảo chia sẻ kết quả nghiên cứu về vấn đề già hóa dân số và xây dựng bảo hiểm y tế toàn dân với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA). Chủ trì hội thảo là PGS.TS Phạm Lê Tuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế và ông Masuda Chikahiro, Phó trưởng đại diện JICA Việt Nam. Tham dự hội thảo bao gồm nhiều chuyên gia, bác sĩ, tư vấn chiến lược đầu ngành của cả 2 nước như: ThS Lê Văn Khảm, Phó Vụ trưởng, Vụ Bảo hiểm Y tế, Bộ Y tế, bà Nagai Keiko, trưởng nhóm tư vấn của Nhật Bản, TS. Horie Yukata, Trợ lý Bộ trưởng về Hợp tác quốc tế, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, GS. Eguchi Takahiro, Khoa Luật, ĐH Kanagawa, Nhật Bản, cùng các đại biểu Việt Nam đến từ Tổng cục Dân số & Kế hoạch hóa Gia đình, Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam,...
 

GS. Eguchi Takahiro đang chia sẻ những kinh nghiệm và khó khăn mà người Nhật phải đối mặt trong lĩnh vực bảo hiểm y tế 

Buổi hội thảo xoay quanh hai vấn đề lớn mà cả Việt Nam và Nhật Bản cùng quan tâm: xây dựng lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân và chăm sóc sức khỏe cho quốc gia có dân số già hóa . Việt Nam đang phải đứng trước những thách thức to lớn khi đất nước còn khó khăn, trong khi tốc độ "già hóa" dân số gia tăng gấp đôi nhiều nước trong khu vực như Hàn Quốc, Singapore,... Do đó, cuộc hội thảo lần này đánh dấu bước phát triển quan hệ hợp tác phát triển và hỗ trợ lẫn nhau trong lĩnh vực y tế giữa hai quốc gia, nhằm từng bước giúp Việt Nam mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn dân, đặc biệt là đối với người cao tuổi.

Hiện nay, Nhật Bản là một trong những quốc gia có dân số già nhất thế giới. Chính phủ Nhật đã nhận thức được vấn đề này và bắt đầu xây dựng hệ thống y tế chăm sóc người cao tuổi từ những năm 60 của thế kỉ trước. Với tầm nhìn dài hạn, chính phủ cung cấp cho người dân nhiều loại hình chăm sóc sức khỏe đa dạng tới từng địa phương như: hệ thống nhà dưỡng lão đặc biệt, cơ sở chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, các bệnh viện an dưỡng, các dịch vụ chăm sóc y tế tận nhà,…
 
Theo kinh nghiệm của người Nhật, để người già có thể sống an vui trong sự tôn trọng và quan tâm của toàn xã hội, cần phải có sự phối hợp, thống nhất giữa các cơ sở y tế, chăm sóc, phòng bệnh, hỗ trợ sinh hoạt, tạo thành một hệ thống chăm sóc bao quát cả khu vực.
 
Bên cạnh đó, chính phủ Nhật nhận thức rõ về sự khác biệt giữa các vùng miền khác nhau, dẫn đến tình hình già hóa và đặc trưng của nhóm người cao tuổi mỗi địa phương mang những đặc tính khác biệt. Vì thế, Nhật Bản xây dựng hệ thống chăm sóc y tế cho người già sâu sát tới từng địa phương, phù hợp với đặc tính của từng khu vực.
 
Nguyên tắc cơ bản của bảo hiệm xã hội Nhật Bản là: “Whenever – Wherever – Whoever” (Bất cứ khi nào – Bất cứ đâu – Bất cứ ai). Người Nhật đã thành công khi thực hiện được quá trình bảo hiểm toàn dân vào năm 1961, thành công khi tạo ra Quỹ hưu toàn dân cũng trong năm này.
 
Khi chăm sóc y tế, chính phủ Nhật có nguyên tắc “Flat Service” (Phục vụ Bình đẳng) nhằm nhấn mạnh quan điểm: Người dân được chăm sóc bình đẳng, chi phí y tế bình đẳng, khám chữa bệnh ở bất cứ bác sĩ nào cũng cùng một chi phí.
 
Chính quyền địa phương Nhật Bản chú trọng việc khám sức khỏe định kỳ cho người già. Và Luật chống bạo hành người cao tuổi cùng với các chính sách liên quan được tuyên truyền sâu rộng đến từng người dân.
 
Theo thống kê, đến năm 2012, người Nhật đã chi 8,9 nghìn tỷ yên để xây dựng chế độ bảo hiểm chăm sóc sức khỏe bền vững cho nhân dân. Dự kiến con số này sẽ tiếp tục tăng lên đến khoảng 21 nghìn tỷ yên vào năm 2025.
 
Thứ trưởng Bộ Y tế, Phạm Lê Tuấn khẳng định: "Việt Nam chúng ta có những khó khăn đặc trưng như tỉ lệ dân lao động trong lĩnh vực nông nghiệp cao, điều kiện kinh tế lại chưa phát triển tốt, tình trạng " già hóa " dân số đến sớm hơn 10 năm... Sắp tới, Bộ Y tế sẽ có những chính sách hợp lý mới để cải thiện tình hình chăm sóc sức khỏe cho người dân hiện này, có sự tham khảo từ Nhật Bản. Chúng ta đều thấy rằng Nhật Bản có nhiều mô hình chăm sóc sức khỏe linh hoạt, các chính sách y tế không tách rời, độc lập mà phối hợp với các lĩnh vực kinh tế, xã hội khác."

Theo yhocduphong.com
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

  • 18/04/2024

    CDC Mỹ cảnh báo về vi khuẩn gây bệnh viêm não mô cầu hiếm gặp

    Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) vừa đưa ra cảnh báo về một chủng vi khuẩn gây ra bệnh viêm màng não mô cầu hiếm gặp đang gia tăng ở Mỹ.

Xem thêm
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng
Phần mềm đánh giá tình trạng dinh dưỡng