Nếu đã từng đối mặt với những cơn ho dai dẳng của trẻ nhỏ, bạn sẽ hiểu, các loại thuốc Tây không phải là một lựa chọn tốt, bởi các loại thuốc này mặc dù có thể làm giảm cơn ho, nhưng sẽ đi kèm với nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là nếu sử dụng kéo dài. Thậm chí, Viện Nhi Khoa Hoa Kỳ còn đưa ra khuyến cáo: không nên sử dụng thuốc ho cho trẻ dưới 6 tuổi vì sẽ không có tác dụng và không hiệu quả. Đa số những loại thuốc ho có chứa dextromethorphan có thể gây ra các tác dụng bất lợi, thậm chí là nguy hiểm chết người cho khoảng 5-10% số trẻ không thể chuyển hóa được hợp chất này.
Nhưng bạn không thể cứ ngồi đó và nhìn trẻ “ho như cuốc kêu” vào mỗi đêm được. Rất nhiều các ông bố, bà mẹ đã thử nhiều cách giảm ho không dùng thuốc khác nhau, ví dụ như dùng nước muối, dùng mật ong, chanh đào, gừng hay các loại thảo mộc. Nay, sẽ có thêm một cách nữa mà các ông bố bà mẹ có thể áp dụng và có thể sẽ trở thành cách giảm ho mà trẻ yêu thích nhất. Đó là sử dụng sôcôla đen.
Điều gì làm nên tác dụng giảm ho của sôcôla?
Theo kết quả của một nghiên cứu tại London, trong sôcôla, cụ thể hơn là trong cacao – thành phần chính của sôcôla, có một hoạt chất có tên là theobromine. Hoạt chất này đã được chứng minh là có tác dụng giảm ho hiệu quả hơn và không gây ra các tác dụng phụ như buồn ngủ hoặc “gây nghiện” khi so sánh với codein –một loại dược chất được coi là có tác dụng giảm ho hiệu quả được dùng phổ biến hiện nay. Theobromine là một loại alkaloid có vị đắng được chiết xuất từ cacao, có thể tìm thấy trong sôcôla, ngoài ra cũng có thể tìm thấy theobromine trong một số loại cây khác, như lá trà.
Trong nghiên cứu được tiến hành tại Đại học Hoàng gia London và được đăng tải trên tạp chí Federation of American Societies for Experimental Biology, các nhà nghiên cứu đã cho 10 tình nguyện viên sử dụng cả theobromine, codein và giả dược trong những thời điểm khác nhau. Sau đó, 10 tình nguyện viên này được tiếp xúc với capsaicin- một chất được sử dụng trong nhiều nghiên cứu khoa học để gây ho. Kết quả cho thấy, lượng capsaicin cần dùng cho những người đã sử dụng theobromine cao hơn khoảng 1/3 so với những người dùng giả dược, nhóm dùng codein chỉ cần lượng capsaicin nhỉnh hơn giả dược một chút là đủ để gây ho.
Điều này chứng tỏ, theobromine có thể có hiệu quả hơn codein trong việc giảm ho. Các nhà nghiên cứu cho rằng, theobromine có tác dụng ngăn chặn hoạt động của các dây thần kinh cảm giác, từ đó, làm phản xạ ho ngừng lại.
Theobromine trong nghiên cứu này không chỉ hiệu quả hơn codein mà còn không gây ra phản ứng phụ ở liều thử nghiệm, như buồn ngủ hay lơ mơ như codein thường mang lại. Tuy nhiên, đây không phải là nghiên cứu đầu tiên về tác dụng giảm ho của theobromine. Tại Hội thảo của Hiệp hội Lồng ngực Anh ( British Thoracic Society) được tổ chức tại London vào tháng 12 năm 2012, các bác sỹ đã giới thiệu một nghiên cứu về tác dụng của theobromine. Trong nghiên cứu này, 300 người đến từ 13 bệnh viện khác nhau bị cơn ho dai dẳng được cho sử dụng theobromine chiết xuất từ cacao với liều lượng 2 lần/ngày trong vòng 14 ngày. Kết quả cho thấy, 60% số bệnh nhân đã giảm các cơn ho sau khi sử dụng biện pháp này. Liều theobromine được sử dụng trong thử nghiệm này là 1.000mg.
Sôcôla đen không đường có chứa khoảng 450mg theobroime/30g, sôcôla đen có đường chứa khoảng 150mg/30g và sôcôla sữa chứa khoảng 60mg/30g .
Sôcôla với cơn ho dai dẳng ở trẻ em
Cơn ho dai dẳng (hay ho mãn tính) là cơn ho kéo dài từ 8 tuần trở lên. Ngoài triệu chứng ho kéo dài, có một số triệu chứng khác có thể đi kèm với cơn ho, hoặc là hậu quả của việc ho quá nhiều, như mất ngủ, sưng cơ ngực, són tiểu. Trong những trường hợp nặng hơn, ho dai dẳng có thể dẫn đến nôn mửa, gãy xương sườn và chóng mặt nhẹ. Những triệu chứng này càng trở nên nguy hiểm hơn ở trẻ nhỏ.
Với tất cả những gì hiệu quả và an toàn mà theobromine có trong sôcôla mang lại trong việc trị ho, có thể khẳng định sôcôla đen là cách trị ho an toàn và dễ thực hiện cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, các ông bố bà mẹ vẫn nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi thử áp dụng bất cứ một cách trị ho mới nào.
Như vậy, lần tới, nếu bé bị ho, bạn có thể thử cho bé nhấm nháp một vài thanh sôcôla đen để xem các triệu chứng ho của bé có giảm đi không nhé! Tuy nhiên, bạn cũng không nên vì thế mà quá lạm dụng sôcôla. Chỉ nên cho trẻ ăn sôcôla với một lượng vừa phải và phải là sôcôla đen. Sôcôla đen ngoài tác dụng giảm ho còn đã được chứng minh có thể giúp giảm nguy cơ béo phì, giúp tinh thần bé được sảng khoái, vui vẻ và thậm chí là giảm cả nguy cơ sâu răng nữa đấy!
Gần đây, một xu hướng mới mang tên "proffee" đã thu hút sự chú ý mạnh mẽ trên các nền tảng mạng xã hội, đặc biệt là TikTok. Tuy nhiên, liệu thức uống proffee có thật sự mang lại những lợi ích như nhiều người vẫn tin tưởng hay không?
Cùng với thuốc nhỏ mắt, thuốc mỡ được sử dụng để điều trị nhiều vấn đề về mắt. Vì thuốc mỡ đi thẳng vào mắt nên có thể bắt đầu có tác dụng nhanh hơn nhiều so với thuốc uống.
Các nhà khoa học đang nghiên cứu về các sản phẩm sữa lên men như sữa chua và men vi sinh có thể giúp ngăn ngừa loãng xương hay không. Liệu chúng có phải là chìa khóa giúp xương chắc khỏe hơn không?
Nhiều người thích ăn chuối hàng ngày nhưng lo lắng hàm lượng đường trong loại quả này ảnh hưởng đến sức khỏe. Tham khảo những thông tin dinh dưỡng của chuối để có thêm lựa chọn cho chế độ ăn.
Mặc dù đứng trước những cáo buộc từ báo chí và cộng đồng mạng về việc chơi game có thể thúc đẩy các bạn trẻ, thanh niên dẫn đến bạo lực, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng không có mối liên hệ giữa chơi game và bạo lực. Tuy vậy WHO đã xếp chứng nghiện game là một dạng rối loạn tâm thần từ năm 2019. Vậy chúng ta có nên ngăn con cái chơi game không
Dứa là một loại cây nhiệt đới với hương vị tươi ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Các chất dinh dưỡng trong dứa có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là với phụ nữ
Bệnh ngộ độc thịt là một tình trạng nghiêm trọng do vi khuẩn Clostridium botulinum tấn công vào các dây thần kinh của cơ thể, bệnh có thể gây tử vong.
Áp lực công việc và cuộc sống ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần như thế nào? Các dấu hiệu cảnh báo kiệt sức, stress là gì? Các phương pháp giúp người trưởng thành cân bằng công việc và cuộc sống, duy trì sức khỏe tinh thần: quản lý thời gian, thư giãn, rèn luyện thể chất...