Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nhận biết một số bệnh da do virut

Ở những nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như nước ta, các bệnh ngoài da phát triển mạnh và là nỗi lo lắng của nhiều người...

Ở những nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như nước ta, các bệnh ngoài da phát triển mạnh và là nỗi lo lắng của nhiều người, vì ngoài việc gây các khó chịu, đau đớn, còn ảnh hưởng thẩm mỹ. Bài viết này cung cấp thông tin về một số bệnh trên da do nguyên nhân virut, tổn thương rất đặc trưng và là dạng bệnh dễ lây truyền.

Bệnh Zona (giời leo)

Bệnh Zona là kết quả của sự tái hoạt động của virut Herpes zoster (varicella-zoster virus hoặc VZV). Virut này cũng chính là tác nhân gây ra bệnh thủy đậu ở trẻ em. Virut thủy đậu trú ngụ trong cơ thể ở trạng thái ngủ bên trong các dây thần kinh cảm giác. Sau đó, virut sẽ đi dọc theo dây thần kinh cảm giác vào da và tạo ra những mảng phát ban gây đau thường gọi là bệnh Zona.

Nhận biết một số bệnh da do virut

Tổn thương do zona thần kinh.

Triệu chứng đầu tiên của Zona thường là tăng cảm giác da hoặc cảm giác đau ở một phía của cơ thể. Những cảm giác da có thể gặp là ngứa, căng, bỏng, nhức dai dẳng hoặc đau sâu, đau nhói. Thông thường thì sau khi cơn đau xuất hiện được 1-3 ngày các dải ban sẽ nổi lên, tấy đỏ, phồng lên ở ngay vị trí đau. Sau đó nó sẽ tụ mủ và đóng vảy trong 10-12 ngày. 2-3 tuần sau, ban sẽ biến mất, vảy rơi và có thể để lại sẹo nếu tổn thương bị bội nhiễm.

Trước hoặc cùng với tổn thương da, thường nổi hạch sớm, đau ở vùng tương ứng. Hạch là dấu hiệu quan trọng để chẩn đoán. Rối loạn cảm giác rất thường gặp. Biểu hiện: đau dây thần kinh từng cơn lan tỏa hoặc thành “điểm đau nhói” dai dẳng, cảm giác rát, nóng, khu trú ở vùng đau sau Zona. Ở người cao tuổi, đau sau Zona thường dữ dội và khá dai dẳng.

Bệnh Ecpet (bệnh Herpes - mụn rộp)

Bệnh do virut Herpes simplex gây ra. Virut Herpes simplex có 2 nhóm. Herpes simplex nhóm II gây mụn rộp bộ phận sinh dục, nhóm I gây ra mụn rộp môi. Khoảng 80% dân số nhiễm virut này, nhưng bình thường chúng nằm yên trong cơ thể, chỉ có khoảng 25% phát bệnh, khi có điều kiện thuận lợi. Mỗi đợt bệnh kéo dài 1-3 tuần, tùy người một năm tái phát 1-2 lần, cũng có khi 5-6 lần. Dấu hiệu dễ thấy là bị ngứa, nóng, rát, đỏ da, có cảm giác lăn tăn ở môi, miệng, má, cằm, mũi hoặc ở cơ quan sinh dục, sau đó xuất hiện những mụn nước nhỏ li ti, tập trung thành từng đám. Những mụn này chứa đầy dịch, khi bị vỡ, dịch chảy ra ngoài làm lây bệnh. Đường lây do tiếp xúc, chủ yếu qua môi (hôn, dùng chung khăn mặt) hoặc do lây truyền qua đường tình dục.

Trường hợp sức đề kháng yếu hoặc bị các bệnh làm suy giảm miễn dịch, bệnh thường nặng (lan rộng, kéo dài, có biến chứng). Còn lại đa số trường hợp khác, bệnh thường nhẹ, có thể tự khỏi trong vài tuần.

Bệnh hạt cơm (Verrues)

Hạt cơm là bệnh da thường gặp do virut HPV (Human Papilloma Virus) gây nên. Bệnh thường gặp ở nữ nhiều hơn nam. Hạt cơm có hai loại là hạt cơm thường và hạt cơm phẳng.

Hạt cơm thường: Do HPV týp 2 gây nên. Thương tổn là tổn thương sùi ra ngoài bề mặt hình bán cầu hoặc dẹt đường kính từ vài mm đến 1- 2cm, ở trung tâm có thể lõm xuống. Bề mặt hạt cơm tăng gai, thậm chí tạo thành rãnh, thành khía. Quanh các đám dầy sừng lại có những đám dầy sừng kế cận tạo thành như miệng giếng. Số lượng thay đổi từ một vài cái đến vài chục cái, đôi khi tập hợp lại. Vị trí hay gặp ở mu tay và các ngón, ít gặp ở lòng bàn tay. Hạt cơm ở tay được gây ra bởi HPV2 và HPV1 (13%). Hiếm gặp hơn là những tổn thương sùi ở trong hoặc ra ngoài, kết hợp với HPV4 hoặc HPV7.

Hạt cơm phẳng: Do HPV týp 3,10 gây nên. Tổn thương là những sẩn nhỏ hiếm khi nổi cao, màu vàng hoặc màu vàng nhạt, bề mặt bóng, mảnh, thường tập trung thành dải (do khi bệnh nhân gãi hạt cơm có thể mọc theo vết xước gọi là hiện tượng Kobner) hoặc tạo thành mảng, cảm giác thường hơi ngứa. Vị trí ưu thế ở mặt mu tay, ngón tay, cánh tay, đầu gối và mặt trước cẳng chân. Thường gặp ở người suy giảm miễn dịch, thương tổn nổi cao hoặc kích thước lớn. Nó tồn tại dai dẳng nhiều tháng hoặc nhiều năm, có thể có dấu hiệu viêm ở xung quanh hoặc có vòng giảm sắc tố.

Bệnh sùi mào gà vùng sinh dục - hậu môn

Sùi mào gà còn gọi là bệnh mụn cóc sinh dục, đó là bệnh sùi bộ phận sinh dục do Human Papilloma Virus (HPV) thuộc nhóm papova gây nên. Tổn thương là các mụn có nhiều gai nhỏ giống như mào gà, chai cứng gây ngứa, thỉnh thoảng có chảy máu, sần sùi như da cóc nên gọi là mụn cóc, khi các mụn này ở bộ phận sinh dục thì gọi là mụn cóc sinh dục. Tỷ lệ bệnh nhân bị mụn cóc sinh dục tăng rất nhanh trong những năm gần đây.

Sùi mào gà lây truyền qua quan hệ tình dục khi giao hợp không được bảo vệ, theo mọi hình thức, đặc biệt hình thức dương vật - hậu môn. Mọi biểu mô của tổn thương sùi bong ra đều có chứa HPV, do vậy sùi mào gà còn có thể lây truyền dễ dàng do tiếp xúc trực tiếp ở những nơi có tổn thương. Thời gian ủ bệnh của sùi mào gà khoảng 1- 6 tháng. Sùi mào gà tiến triển mạn tính, nhiều tháng đến nhiều năm, các triệu chứng không hề giảm đi mà trái lại ngày càng tăng nếu không được điều trị. Thỉnh thoảng có những đợt bội nhiễm gây loét, chảy máu.

Các biến chứng thường gặp của sùi mào gà là nhiễm khuẩn, chảy máu, cản trở giao hợp hoặc cản trở thai sổ trong khi sinh. Biến chứng lâu dài của sùi mào gà là ung thư âm hộ, âm đạo, cổ tử cung.

Lời khuyên của thầy thuốc

Khi thấy biểu hiện khác lạ trên da, người bệnh cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu hoặc truyền nhiễm, không được tự mua thuốc điều trị để tránh các biến chứng. Đối với các bệnh ngoài da do nhiễm virut gặp rất nhiều khó khăn trong điều trị. Có rất ít sự lựa chọn thuốc kháng virut để điều trị, bệnh nhân thường được duy trì cân bằng dịch để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và bôi thuốc làm dịu da tại chỗ, giảm các triệu chứng của bệnh. Vì vậy, phòng bệnh vẫn là vấn đề phải lưu ý hàng đầu. Thực hiện các biện pháp vệ sinh thân thể và môi trường sống sạch sẽ. Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Người lành, nhất là trẻ em nên hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân nếu không thực sự cần thiết. Không được chọc vỡ các mụn nước, bọng nước trên da bệnh nhân vì rất dễ lây lan. Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ các chỉ định của thầy thuốc để không lây lan sang người khác.

Bs. Vũ Thu Dung - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm