Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Khi nào cần bổ sung vitamin K?

Bạn có thể mua các sản phẩm bổ sung vitamin rất dễ dàng ngoài hiệu thuốc và sử dụng. Nhưng liệu vitamin K có nên bổ sung thường xuyên như các vitamin khác không?

Khi nào cần bổ sung vitamin K?

Vitamin K đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, ngăn ngừa hiện tượng chảy máu quá mức. Không giống như các vitamin khác, vitamin K không được bổ sung thông dụng như các vitamin khác.

Thực tế, vitamin K là một nhóm các vitamin, trong đó quan trọng nhất là vitamin K1 và K2. K1 chứa nhiều trong các loại rau có lá xanh và một số loại rau củ khác. K2 có trong các loại thịt, phomat , trứng, và được tổng hợp bởi vi khuẩn.

Vitamin K1 là thành phần chính của các sản phẩm bổ sung vitamin K có sẵn trên thị trường.

Gần đây một số người sử dụng vitamin K2 để điều trị loãng xương và giảm mất xương do steroid nhưng những nghiên cứu không khuyến cáo sử dụng vitamin K trong trường hợp này.

Tại sao cần sử dụng vitamin K?

Thiếu vitamin K có thể làm tăng nguy cơ chảy máu không kiểm soát. Hiện tượng này hiếm gặp ở người lớn nhưng lại rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, trẻ sơ sinh cần được tiêm một mũi vitamin K ngay khi trào đời.

Vitamin K cũng được sử dụng để giải độc khi quá liều thuốc chống đông Coumadin.

Bạn sẽ có nguy cơ cao bị thiếu vitamin K nếu bạn:

  • Bị bệnh lí ảnh hưởng đến sự hấp thu của uống tiêu hóa như bệnh Crohn hoặc bệnh Celiac thể hoạt động.
  • Uống các thuốc ảnh hưởng đến hấp thu vitamin K.
  • Suy dinh dưỡng nặng
  • Uống quá nhiều rượu

Trong một số trường hợp, các chuyên gia y tế có thể chỉ định bổ sung vitamin K.

Công dụng của vitamin K trong việc điều trị ung thư, các triệu chứng của ốm nghén, loại bỏ các tĩnh mạch mạng nhện và các bệnh lí khác chưa được chứng minh.

Nhu cầu vitamin K

Hầu hết lượng vitamin K được cung cấp đầy đủ thông qua chế độ ăn. Theo khuyến cáo, nhu cầu vitamin K theo lứa tuổi được thể hiện ở bảng dưới đây:

 

Nhóm tuổi

Nhu cầu vitamin K

0 – 6 tháng tuổi

2 mcg/ngày

7 – 12 tháng tuổi

2,5 mcg/ngày

1 – 3 tuổi

30 mcg/ngày

4 – 8 tuổi

55 mcg/ngày

9 – 13 tuổi

60 mcg/ngày

14 – 18 tuổi (Nữ)

75 mcg/ngày

14 – 18 tuổi (Nam)

90 mcg/ngày

>19 tuổi (Nữ)

90 mcg/ngày

>19 tuổi (Nam)

120 mcg/ngày

Phụ nữ có thai và cho con bú (<19 tuổi)

75 mcg/ngày

Phụ nữ có thai và cho con bú (19 – 50 tuổi)

90 mcg/ngày

Mặc dù không tìm thấy tác dụng phụ của vitamin K khi sử dụng với nồng độ trong thức ăn hoặc các sản phẩm bổ sung, tuy nhiên, điều này không có nghĩa là liều cao không gây nguy hiểm. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra ngưỡng an toàn tối đa mà bạn có thể sử dụng.

Nguồn vitamin K tự nhiên từ thực phẩm

Vitamin K chứa nhiều trong các loại thức ăn như:

  • Các loại rau như rau chân vịt, măng tây, bông cải xanh
  • Các loại đậu, đỗ
  • Trứng
  • Dâu tây
  • Thịt

Những nguy cơ có thể gặp khi uống vitamin K

Tác dụng phụ của vitamin K đường uống rất hiếm gặp khi sử dụng với liều được khuyến cáo.

Tương tác thuốc: Nhiều thuốc có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của vitamin K như thuốc kháng axit, thuốc chống đông, kháng sinh, aspirin, và thuốc điều trị ung thư, động kinh, cholesterol máu cao và một số bệnh lí khác.

Nguy cơ: Bạn không nên sử dụng các sản phẩm bổ sung vitamin K trừ khi được các nhân viên y tế khuyến cáo. Những người đang sử dụng Coumadin để điều trị bệnh tim mạch, rối loạn đông máu và các bệnh lí khác có thể cần được kiểm soát chặt chẽ lượng vitamin K cung cấp trong chế độ ăn. Họ không nên sử dụng các sản phẩm bổ sung vitamin K trừ khi có chỉ dẫn của bác sĩ.

Thông tin thêm trong bài viết: Vitamin K và trẻ sơ sinh

PGS.TS. Phạm Văn Hoan - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp từ Webmd
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm