Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hôi miệng ở tuổi dậy thì

Hơn 70% các bạn trẻ tuổi dậy thì phàn nàn rằng họ thường xuyên bị hôi miệng và khoảng 85% nói rằng hôi miệng là lý do khiến họ ngại tiếp xúc với người khác trực tiếp. Trong khi hôi miệng rất dễ khắc phục thì có nhiều bạn trẻ lại không biết làm cách nào để thoát khỏi tình trạng đó

Hôi miệng (hơi thở hôi) là vấn đề răng miệng phổ biến không chỉ ở lứa tuổi dậy thì mà còn xảy ra với tất cả mọi người. Vậy nguyên nhân gây ra hôi miệng là gì? Và làm thế nào để không bị hôi miệng?

Nguyên nhân gây ra hôi miệng

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hôi miệng, bao gồm:

  • Nhiễm trùng
  • Do thuốc hoặc tình trạng bệnh tật
  • Chảy dịch mũi sau
  • Vệ sinh kém ( và đó là lý do tại sao bạn nên đánh răng thường xuyên hơn)

Trong phần lớn các trường hợp, hôi miệng là do vấn đề của lợi và lưỡi. Một số loại vi khuẩn trong miệng bạn có thể sản sinh ra các hợp chất gây mùi.

Với một số người, khô miệng cũng gây ra hơi thở hôi. Khô miệng có thể do việc sử dụng thuốc kháng histamin điều trị bệnh cảm cúm hoặc dị ứng hoặc thuốc chống trầm cảm. Khô miệng cũng có thể do nhiễm trùng khu trú, tiểu đường, rối loạn tiêu hóa, hoặc bệnh gan, bệnh thận.

Chảy dịch mũi sau là hội chứng khiến nước từ mũi chảy xuống thành sau của cổ họng của bạn trong thời gian bạn bị cảm lạnh, dị ứng hoặc nhiễm trùng các xoang cũng có thể gây hơi thở hôi. Đôi khi những mảnh thức ăn nhỏ đọng lại ở amidan hoặc trên lưỡi cũng gây ra hôi miệng

Nhưng trên hết hơi thở hôi là do vấn đề vệ sinh răng miệng kém. Về cơ bản là bạn không đánh răng thường xuyên và không dùng chỉ nha khoa. Đã bao nhiêu lần bạn nghe những điều này từ nha sĩ???

Vi khuẩn tích tụ trên bề mặt sau của lưỡi hoặc giữa hai hàm răng là nguyên nhân chính. Một số loại vi khuẩn thích sinh sống và phát triển ở trên lưỡi, trong kẽ các răng hoặc sâu răng không được điều trị.

Cuối cùng điều bạn không thể bỏ qua là thuốc lá cũng gây ra hôi miệng. Nếu bạn hút thuốc lá hoặc nhai thuốc lá không khói thì hãy hỏi nha sỹ về cách làm thế nào đẻ chăm sóc răng miệng cho đúng.

Làm thế nào để biết được mình có hôi miệng hay không?

Tin hay không thì tùy bạn nhưng chả có phương pháp thông thường nào để chẩn đoán được hôi miệng. Rất nhiều bạn trẻ nghĩ rằng bạn thở ra bàn tay và ngửi hơi thở bạn có thể biết mình có hôi miệng hay không? Đó là cách thông thường nhưng không chính xác. Thay vì làm thê thì bạn quệt một ít nước bọt lên mu bàn tay đợi cho nước bọt khô sau đó hẵng ngửi nhé. Đó làm cách để bạn ngửi được hơi thở thật sự của bạn. Một cách tốt hơn, hãy nhờ bố mẹ ngửi hơi thở của bạn. Nghe có vẻ vô duyên nhưng chỉ có người khác mới cảm nhận được thực sự bạn có hôi miệng hay không.

Làm cách nào để xóa tan được hôi miệng

Vệ sinh răng miệng tốt: hãy nhớ đánh răng và sử dụng chỉ tơ nhà khoa sau mỗi bữa ăn hoặc tối thiểu là 2 lần một ngày. Cố gắng đánh răng kỹ trong vòng 2 phút. Chải răng đúng cách, vệ sinh lưỡi, mặt trong má để loại bỏ tối đa vi khuẩn và thức ăn thừa. Loại bỏ vi khuẩn, mảng bám và thức ăn còn giắt lại ở răng bằng chỉ tơ nha khoa. Sử dụng một công cụ chuyên biệt để làm sạch lưỡi bằng nhựa. Cuối cùng là sử dụng nước súc miệng để có một hơi thở thơm mát.

Không quên các dụng cụ chỉnh nha: nếu bạn đeo máng chỉnh răng hoặc bạn niềng răng thì có một số thiết bị đặc biệt được thiết kế riêng để làm sạch răng cũng như làm sạch các dụng cụ đó. Nhớ làm sạch mọi ngõ ngách của răng nhé.

Nhai kẹo cao su không đường: kẹo cao su không đường có thể kích thích tiết nhiều nước bọt hơn khiến cho miệng không bị khô và giúp tiêu diệt một phần vi khuẩn

Ngừng hút thuốc lá

Sử dụng nước súc miệng: sử dụng nước súc miệng từ 1 đến 2 lần một ngày sẽ giúp diệt vi khuẩn  ở cả răng và lợi giúp cho bạn không bị hôi miệng.

Ths.Bs Cao Thanh Hoá- Phòng khám Nha khoa Louis (theo webmd)
Bình luận
Tin mới
  • 30/04/2024

    Phù nề: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Phù nề là một thuật ngữ trong Y khoa, dùng để miêu tả tình trạng sưng tấy ở bất kì cơ quan nào trên cơ thể. Chúng xảy ra với nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó, đây được coi là triệu chứng của nhiều bệnh. Đặc biệt, nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, rất có thể, tình trạng phù nề sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

Xem thêm