Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Dấu hiệu tự kỷ ở trẻ nhỏ

Là cha mẹ, ai cũng muốn con mình được phát triển khỏe mạnh và không gặp phải vấn đề gì. Và chắc chắn, các bậc cha mẹ cũng sẽ làm bất cứ điều gì có thể, để đảm bảo rằng, con mình được sống hạnh phúc.

Bạn có thể đã nghe nói đến chứng tự kỷ ở trẻ, nhưng nếu bạn đang mang thai, thì bạn cần hiểu rõ hơn về chứng tự kỷ, ví dụ như tự kỷ là gì, tự kỷ ảnh hưởng đến trẻ như thế nào và làm thế nào để phát hiện chứng tự kỷ ở trẻ sớm nhất!

Tự kỷ là gì?

Đơn giản mà nói, thì tự kỷ là một khiếm khuyết về mặt phát triển, ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ trên thế giới mỗi năm. Theo các chuyên gia, thì rối loạn tự kỷ có thể ảnh hưởng đến chức năng não bộ của trẻ và do vậy, ảnh hưởng đến kỹ năng giap tiếp và tương tác xã hội của trẻ.

Trẻ tự kỷ thường gặp phải những khó khăn nhất định trong việc tương tác với mọi người và thường phải đối mặt với những vấn đề gặp phải khi đến trường. Tuy nhiên, chứng tử kỷ thường sẽ biểu hiện trong vòng 3 năm đầu đời, và nếu được can thiệp sớm, trẻ vẫn có rất nhiều hy vọng.

Phát hiện dấu hiệu tự kỷ ở trẻ

Với các bậc cha mẹ, thì việc chú ý đến các hoạt động phát triển của trẻ gần như là một việc ưu tiên hàng đầu. Tuy vậy, việc thường xuyên đưa trẻ đến khám bác sỹ nhi khoa cũng có thể giúp ích. Các bác sỹ có thể sẽ giúp bạn hiểu được và tiến hành các can thiệp cho trẻ, trong trường hợp trẻ gặp phải bất cứ vấn đề gì.

Dưới đây là hướng dẫn về một số dấu hiệu thường gặp và triệu chứng của những trẻ bị tự kỷ theo từng giai đoạn.

Trẻ 3 tháng tuổi

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, trẻ bị tự kỷ có thể biểu hiện một số triệu chứng từ khi chưa đủ 3 tháng tuổi. Ví dụ:

  • Trẻ không cười khi có nhiều người ở xung quanh
  • Trẻ không đáp ứng lại với tiếng ồn, hoặc âm thanh bất ngờ từ môi trường
  • Trẻ không có vẻ như muốn nói, hoặc phát âm
  • Trẻ không phản ứng lại khi gặp người lại
  • Trẻ gặp khó khăn trong việc cầm, nắm các vật khác
  • Trẻ không đưa mắt dõi theo các vật chuyển động

Trẻ 7 tháng tuổi

Dấu hiệu và triệu chứng phổ biến nhất, có thể quan sát được ở trẻ tự kỷ khi trẻ được khoảng 7 tháng tuổi bao gồm:

  • Trẻ không biểu hiện tình cảm đối với bạn
  • Trẻ không cười (cả nhoẻn miệng cười lẫn cười lớn) và không ê a tập nói
  • Trẻ không quay đầu lại để nhìn bạn
  • Trẻ không với để lấy các vật
  • Trẻ không thực hiện một số hành động để cố gắng thu hút sự chú ý của bạn
  • Trẻ rất hiếm khi thể hiện sự thích thú với một hoạt động gì đó, ví dụ như trò chơi ú òa
  • Trẻ không phản ứng lại với bất cứ sự việc gì bất ngờ

Trẻ 12 tháng tuổi

Nếu trẻ bị tự kỷ, các dấu hiệu tự kỷ sẽ biểu hiện rõ hơn khi trẻ được gần 1 tuổi. Bao gồm:

  • Trẻ gần như không phát triển kỹ năng nói, không cố gắng tập nói hay không nói ra những từ đơn lẻ
  • Trẻ rất hiếm khi bò
  • Trẻ không đứng, kể cả khi có người đỡ hoặc được hỗ trợ
  • Trẻ không chỉ ra bất cứ vật nào làm trẻ thích thú cả.
  • Trẻ không lắc hoặc gật đầu

Những hiểu lầm về tự kỷ

Do tự kỷ là một tình trạng phức tạp về sức khỏe tinh thần, nên đa số mọi người thường vẫn có những hiểu lầm về chứng tự kỷ. Dưới đây là một số hiểu lầm thường gặp về chứng tự kỷ, biết được những hiểu lầm này có thể sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chứng bệnh này.

Cũng như những người khác, người bị tự kỷ cũng có thể cảm thấy vui, buồn, hạnh phúc và cảm nhận được tình yêu thương, mặc dù có thể họ không biểu hiện những trạng thái cảm xúc này ra ngoài.

Không phải lúc nào những người tự kỷ cũng có một năng lực đặc biệt nào đó, mặc dù có một số lượng không nhỏ người tự kỷ có thể sẽ có chỉ số IQ rất cao hoặc có một tài năng thiên bẩm nào đó. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn như vậy.

Nếu bạn nhận thấy bất cứ biểu hiện nào bất thường ở trẻ (như đã liệt kê ở trên), bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sỹ để được chẩn đoán xác định sớm và can thiệp kịp thời. Nhờ có sự phát triển của khoa học công nghệ, ngày nay, tự kỷ không phải là một điều gì quá đáng sợ hay ghê gớm. Trẻ tự kỷ vẫn có thể sống một cuộc sống bình thường, vui vẻ như bao trẻ khác, do vậy, bạn cũng không nên quá lo lắng!

Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Momjunction
Bình luận
Tin mới
  • 11/04/2025

    Những gì cần biết về thức uống “proffee”

    Gần đây, một xu hướng mới mang tên "proffee" đã thu hút sự chú ý mạnh mẽ trên các nền tảng mạng xã hội, đặc biệt là TikTok. Tuy nhiên, liệu thức uống proffee có thật sự mang lại những lợi ích như nhiều người vẫn tin tưởng hay không?

  • 11/04/2025

    Sử dụng thuốc mỡ tra mắt đúng cách

    Cùng với thuốc nhỏ mắt, thuốc mỡ được sử dụng để điều trị nhiều vấn đề về mắt. Vì thuốc mỡ đi thẳng vào mắt nên có thể bắt đầu có tác dụng nhanh hơn nhiều so với thuốc uống.

  • 10/04/2025

    Sữa chua có thật sự là 'siêu thực phẩm' ngừa loãng xương?

    Các nhà khoa học đang nghiên cứu về các sản phẩm sữa lên men như sữa chua và men vi sinh có thể giúp ngăn ngừa loãng xương hay không. Liệu chúng có phải là chìa khóa giúp xương chắc khỏe hơn không?

  • 10/04/2025

    Ngày nào cũng ăn chuối có được không?

    Nhiều người thích ăn chuối hàng ngày nhưng lo lắng hàm lượng đường trong loại quả này ảnh hưởng đến sức khỏe. Tham khảo những thông tin dinh dưỡng của chuối để có thêm lựa chọn cho chế độ ăn.

  • 10/04/2025

    Chơi game nhiều có thể dẫn đến tính cách ưa bạo lực?

    Mặc dù đứng trước những cáo buộc từ báo chí và cộng đồng mạng về việc chơi game có thể thúc đẩy các bạn trẻ, thanh niên dẫn đến bạo lực, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng không có mối liên hệ giữa chơi game và bạo lực. Tuy vậy WHO đã xếp chứng nghiện game là một dạng rối loạn tâm thần từ năm 2019. Vậy chúng ta có nên ngăn con cái chơi game không

  • 09/04/2025

    7 lý do để phụ nữ ăn dứa mỗi ngày

    Dứa là một loại cây nhiệt đới với hương vị tươi ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Các chất dinh dưỡng trong dứa có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là với phụ nữ

  • 08/04/2025

    Thực phẩm nào có thể gây bệnh ngộ độc thịt do Botulinum cực nguy hiểm?

    Bệnh ngộ độc thịt là một tình trạng nghiêm trọng do vi khuẩn Clostridium botulinum tấn công vào các dây thần kinh của cơ thể, bệnh có thể gây tử vong.

  • 08/04/2025

    Cân bằng công việc và cuộc sống: Giữ gìn sức khỏe tinh thần cho người trưởng thành

    Áp lực công việc và cuộc sống ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần như thế nào? Các dấu hiệu cảnh báo kiệt sức, stress là gì? Các phương pháp giúp người trưởng thành cân bằng công việc và cuộc sống, duy trì sức khỏe tinh thần: quản lý thời gian, thư giãn, rèn luyện thể chất...

Xem thêm