Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

BỆNH MẮT HỘT

Bệnh mắt hột phổ biến nhất ở những vùng quê nghèo ở châu Phi, châu Á, Trung và Nam Mỹ, Úc và khu vực Trung Đông.

Bệnh mắt hột là gì?

Bệnh mắt hột là tình trạng viêm mãn tính của lớp mô bên ngoài của mắt và mí mắt (kết mạc). Tình trạng này xảy ra do nhiễm một loại vi sinh vật là Chlamydia trachomatis.

Qua một quá trình nhiều năm từ những năm đầu của thời thơ ấu, sự viêm nhiễm – vốn là đáp ứng của cơ thể với nhiễm trùng, làm cho kết mạc hóa sẹo và thô ráp. Tình trạng này cản trở chức năng bình thường của kết mạc là bôi trơn, bảo vệ và dinh dưỡng cho lớp mô trong suốt ở mặt trước của mắt, tức là giác mạc. Giác mạc cũng có thể bị ảnh hưởng trực tiếp vào quá trình viêm nhiễm này.

Vì vậy, giác mạc cũng dần tự hóa sẹo, bị mờ đi, không đồng nhất và phát triển những mạch máu bất thường, làm giảm thị lực.

Giác mạc cũng trở nên nhạy cảm hơn với các loại nhiễm trùng khác và giảm khả năng  ứng phó với những tổn thương từ môi trường bên ngoài và chấn thương. Toàn bộ quá trình này thường kéo dài nhiều năm.

Ở giai đoạn muộn, mí mắt có thể hóa sẹo nhiều làm cho chúng áp sát vào phía trong và vì vậy, các lông mi sẽ cọ xát lên giác mạc (chứng lông quặm). Quá trình này vừa gây đau vừa gây tổn thương giác mạc.

Trong trường hợp này, tổn thương giác mạc sẽ xấu đi nhanh chóng. Nếu không điều trị, sẹo hóa và sự mờ đục giác mạc sẽ nhanh chóng dẫn đến mù lòa đối với mắt đó. Thường thì cả hai mắt cùng bị ảnh hưởng, vì vậy, bệnh nhân sẽ bị mù.

Mù do bệnh mắt hột hầu như không thể chữa được và cuối cùng, mắt thường bị phá hủy bởi nhiễm trùng thứ phát.

Sẹo kết mạc cấp độ nặng trung bình gây ra bởi bệnh mắt hột. - Ảnh: FHF Sydney

Những ai bị bệnh mắt hột?

Bệnh mắt hột là căn bệnh của đói nghèo.

Bệnh này thường xảy ra ở những cộng đồng nghèo, đông dân cư, nơi mà những nhu cầu cơ bản cho sức khỏe – nước sạch, nơi ngủ riêng biệt, phù hợp, và một hệ thống vệ sinh tốt – còn đang thiếu thốn. Ruồi, khói, bụi và sự thiếu thốn những điều kiện vệ sinh cá nhân nói chung là những đặc trưng của cộng đồng bị bệnh mắt hột. Những cộng đồng này được gọi là có bệnh mắt hột dịch tễ.

Nhiễm trùng tiến triển hoặc tái nhiễm dường như làm bệnh kéo dài. Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng chủ động xuất hiện ở trẻ nhỏ khoảng 2-3 tuổi. Hậu quả của nhiễm trùng chủ động này, với sự tạo sẹo, thường kéo dài và xấu đi qua nhiều năm.

Phụ nữ thường bị mắc bệnh mắt hột hơn và bệnh thường nặng hơn so với nam giới. Nguyên nhân là do phụ nữ thường là người chăm sóc trẻ nhỏ.

Yếu tố nào gây mù lòa do bệnh mắt hột?

Úc là quốc gia phát triển duy nhất còn bệnh mắt hột hoạt động và phần lớn tập trung ở cộng đồng người bản địa. Ảnh: Sasha Woolley

Bệnh mắt hột là một trong những nguyên nhân chính gây mù lòa trên thế giới hiện nay.

Có khoảng 84 triệu người trên toàn thế giới bị ảnh hưởng bởi bệnh mắt hột theo cách nào đó – khoảng 8 triệu người trong số họ bị mù hoặc khiếm thị.

Bệnh mắt hột gây mù lòa xảy ra chủ yếu ở những khu vực nghèo khó của châu Phi, những vùng nghèo của Trung Đông, Myanmar và Đông Dương. Có những ổ bệnh mắt hột gây mù lòa trong cộng đồng ở nhiều nơi trên thế giới.

Một số cộng đồng người bản địa ở những nơi xa xôi hẻo lánh của Úc vẫn bị bệnh mắt hột gây mù lòa như một hậu quả của điều kiện sống nghèo nàn.

Úc là quốc gia phát triển duy nhất còn bệnh mắt hột hoạt động. Bệnh mắt hột giảm dần và biến mất một khi cộng đồng vươn lên thoát khỏi đói nghèo.

Bệnh mắt hột có chữa khỏi được không?

Bệnh mắt hột có thể được chữa khỏi trong những giai đoạn sớm nhưng việc điều trị sẽ dần trở nên phức tạp, khó khăn và không thành công ở những giai đoạn nặng hơn của bệnh.

Đối với những cộng đồng có dịch bệnh mắt hột, chiến lược SAFE (an toàn) được khuyến cáo thực hiện bởi Tổ chức Y tế Thế giới. Chiến lược điều trị này bao gồm:

S (surgery) – phẫu thuật chỉnh sửa vị trí quay vào bên trong của các lông mi để tránh tạo sẹo cho mi mắt

A (antibiotics) – thuốc kháng sinh được sử dụng trong phạm vi cộng đồng để giảm nhạy cảm của vòng xoắn nhiễm trùng và tái nhiễm trùng

F (face-washing) – rửa mặt để loại bỏ các chất bẩn và các chất tiết nhầy tích tụ

E (environmental improvements) – cải thiện môi trường sống, cho phép thiết lập một hệ thống vệ sinh tốt, tầm soát ruồi, cung cấp nước sạch và dinh dưỡng tốt

Đối với những cá nhân bị bệnh mắt hột, việc điều trị bao gồm thuốc kháng sinh dạng viên hoặc xi-rô trong giai đoạn nhiễm chủ động hoặc còn thơ ấu, phẫu thuật trong trường hợp có sẹo mi mắt, thuốc kháng sinh nhỏ mắt và thuốc mỡ tra mắt khi nhiễm trùng thứ phát và có thể ghép giác mạc trong những trường hợp quá muộn, không còn hy vọng.

Ghép giác mạc hiếm khi được sử dụng cho bệnh nhân bị bệnh mắt hột gây mù và ghép giác mạc cũng ít thành công.

Bệnh mắt hột có phòng tránh được không?

Chiến lược SAFE trên đây hướng đến cả việc điều trị và phòng ngừa bệnh mắt hột. Điểm cốt yếu của việc phòng ngừa là giúp cộng đồng vươn lên thoát khỏi đói nghèo.

Bệnh mắt hột luôn biến mất ở những cộng đồng vượt qua được nghèo đói, vươn đến một mức độ có thể chấp nhận được. Điều này dường như chủ yếu dựa vào việc phá vỡ vòng xoắn mãnh liệt của nhiễm trùng và tái nhiễm, xảy ra ở những cộng đồng nghèo khổ.

Khi cộng đồng vẫn còn nghèo khó, các dữ kiện về bệnh cần được kết hợp và sử dụng để lập kế hoạch cho cộng đồng nào cần được điều trị với thuốc kháng sinh và những ai sẽ nhận được thuốc.

Những trường hợp bị sẹo mi mắt cần được xác định để được phẫu thuật chỉnh sửa sớm, tránh để sẹo giác mạc xấu đi.

Nếu bệnh mắt hột bắt đầu bị loại ra khỏi cộng đồng, những bệnh nhân đã bị sẹo trong những thời gian trước đó vẫn cần được giám sát để tránh tạo sẹo giác mạc.

Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

Xem thêm