PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong năm 2016, dịch bệnh do vi rút Zika tiếp tục diễn biến phức tạp và lây lan nhanh trên phạm vi toàn cầu với 72 quốc gia và vùng lãnh thổ có sự lưu hành hoặc lây truyền vi rút Zika.
Tại các nước khu vực Đông Nam Á, cũng đã ghi nhận sự lưu hành vi rút Zika tại một số nước như Thái Lan, Philippines, Indonesia, Malaysia. Nhất là tại Singapore bùng phát dịch do vi rút Zika. Từ trường hợp đầu tiên phát hiện hôm 28/8/2016 đến nay nước này đã ghi nhận 242 trường hợp mắc, trung bình mỗi ngày ghi nhận từ 20-27 trường hợp mắc mới. Kết quả giải trình tự gien cho thấy đây là chủng vi rút có nguồn gốc châu Á.
Tại Việt Nam, Bộ Y tế cho biết có thể tiếp tục ghi nhận thêm trường hợp mắc mới bệnh do vi rút Zika do nước ta đã lưu hành vi rút Zika trong cộng đồng. Vì muỗi Aedes truyền bệnh sốt xuất huyết cũng là muỗi truyền bệnh do vi rút Zika đang có xu hướng gia tăng trong mùa mưa. Bên cạnh đó, sự giao lưu đi lại thuận lợi giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á nên nguy cơ lây truyền dịch bệnh càng cao.
Bộ Y tế đã đề nghị UBND các tỉnh, thành phố đề triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch tại các địa phương. Đồng thời tăng cường công tác giám sát tại các cơ sở y tế nhằm phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ nhiễm vi rút Zika tại cộng đồng.
Bộ Y tế cũng triển khai sử dụng test chẩn đoán Trioplex do USCDC hỗ trợ để giám sát sàng lọc đồng thời 3 bệnh Zika, sốt xuất huyết, Chikungunia để phát hiện nhanh các trường hợp mắc bệnh nghi ngờ do vi rút Zika.
PGS Phu cho biết thêm, qua báo cáo của hệ thống giám sát, đến nay trên phạm vi toàn quốc đã xét nghiệm 2.554 mẫu bệnh phẩm và đã phát hiện 03 trường hợp dương tính với vi rút Zika tại TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa và Phú Yên. Đây là 3 trường hợp nhiễm vi rút Zika đơn lẻ trong cộng đồng. Bộ Y tế sẽ tiếp tục tổ chức giám sát chủ động chủ động để phát hiện sớm các trường hợp nhiễm vi rút Zika và tổ chức xử lý ổ dịch kịp thời.
Để phòng nhiễm Zika, Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động phòng chống muỗi đốt, diệt muỗi và loăng quăng (bọ gậy) bằng các biện pháp ngủ màn, mặc quần áo dài, dùng kem đuổi muỗi, hương muỗi, diệt muỗi. Diệt loăng quăng bằng cách đậy kín các dụng cụ chứa nước sinh hoạt, thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn, thau rửa dụng cụ chứa nước nhỏ; thu dọn, lật úp các vật dụng chứa nước không cần thiết, không để nước đọng ở những vật dụng như vỏ lốp, gáo dừa, …; thường xuyên thay nước lọ hoa, bỏ dầu hoặc muối và bát nước kê chân chạn…
Phụ nữ mang thai trong vòng 3 tháng đầu nếu có biểu hiện sốt hoặc phát ban và đau khớp, đau mắt đỏ nên đến các cơ sở y tế để được khám, tư vấn và hướng dẫn theo dõi sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện nhiễm vi rút Zika và các dị tật của thai nhi. Bên cạnh đó cần sinh hoạt tình dục an toàn, sử dụng bao cao su để tránh lây truyền vi rút Zika qua đường tình dục.
Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.