Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tăng huyết áp trong thời kỳ mang thai

Huyết áp là áp lực máu trong lòng động mạch, biểu hiện sự lưu thông của máu trong lòng mạch đưa máu có đến được các cơ quan trong cơ thể hay không.

Tăng huyết áp thai kỳ rất nguy hiểm với cả bà bầu và thai nhi.

Huyết áp được chi phối bởi ba yếu tố quan trọng là tim, mạch máu và máu.

Chỉ số huyết áp gồm 2 số: Huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu – đơn vị đo chỉ số huyết áp là milimet thủy ngân (mm Hg). Chỉ số huyết áp bình thường tối đa <= 130 mm Hg và tối thiểu là <= 80 mm Hg. Tăng huyết áp là khi huyết áp tối đa >= 140 mm Hg và huyết áp tối thiểu >= 90 mm Hg.

Thay đổi huyết áp trong thai kỳ

Khi mang thai, có các thay đổi sinh lí về tim, mạch như nhịp tim nhanh, tăng lượng máu, một số bộ phận của cơ thể tăng sinh mạch máu, nên cần lượng máu đi qua nhiều hơn như vú, tử cung, nhau thai…

Do đó, người phụ nữ mang thai phải được theo dõi huyết áp thường xuyên, đặc biệt là khi thai >= 20 tuần tuổi.

Ở phụ nữ mang thai có khoảng 15% bị tăng huyết áp. Tăng huyết áp hiện nay vẫn chưa tìm được nguyên nhân cụ thể, một số yếu tố thuận lợi dẫn đến tăng huyết áp như ăn nhiều muối, ít vận động thể lực, béo phì, tăng cholesterol, căng thẳng thần kinh, tâm lý…

Một số bệnh lí mắc phải có thể làm tăng huyết áp như bệnh về thận, tuyến thượng thận, tuyến giáp, bệnh tim mạch…

Tăng huyết áp thai kỳ rất nguy hiểm với cả bà bầu và thai nhi.

Ảnh hưởng của tăng huyết áp trong thai kỳ

- Đối với mẹ: Mờ mắt, tiểu ít, phù nề, phù phổi cấp, suy tim cấp, suy thận cấp, xuất huyết não, liệt nửa người…

- Đối với thai nhi: Thai suy dinh dưỡng, chậm phát triển trong tử cung, thai chết lưu, đẻ non – có khoảng 25% trẻ đẻ non là do mẹ tăng huyết áp khi có thai.

- Tiền sản giật: Là tình trạng bao gồm tăng huyết áp, có đạm trong nước tiểu và phù nhiều. Thường xảy ra sau tuần 20 của thai kì. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến sản giật, gây tử vong cho mẹ và thai nhi.

Điều trị và phòng ngừa

- Khi mang thai người phụ nữ cần phải khám thai thường kỳ và đo huyết áp mỗi lần khám thai. Nếu phát hiện bị tăng huyết áp trước khi mang thai (cao huyết áp mãn tính) phải điều trị ổn định tùy theo căn nguyên gây tăng huyết áp.

- Tăng huyết áp đơn thuần không có các biểu hiện của tiền sản giật cần theo dõi huyết áp thường xuyên khi khám thai.

- Tăng huyết áp trong tiền sản giật (tăng huyết áp + protein niệu + phù) phải được điều trị nội trú tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Nhiều trường hợp điều trị nội khoa không kết quả phải mổ lấy thai sớm vì quyền lợi và sức khỏe của mẹ.

Phòng bệnh tăng huyết áp tốt nhất là theo dõi huyết áp sớm, thường xuyên lúc mang thai, biết được tình trạng huyết áp của mình trước khi có thai.

Tăng huyết áp thai kỳ là báo động một thai kỳ nguy cơ. Việc quan trọng cần làm là theo dõi sát huyết áp trước và trong khi mang thai.

Nếu có tình trạng tăng huyết áp xảy ra phải được sự can thiệp tốt nhất của bác sĩ nhằm đem lại sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và con.

Bác sĩ Phan Văn Quý - Theo Bệnh viện Phụ sản Trung Ương
Bình luận
Tin mới
  • 22/05/2025

    6 loại thực phẩm giúp răng trắng đẹp

    Một số thực phẩm có khả năng làm răng trắng hơn nhờ tác động cơ học giúp loại bỏ mảng bám, kích thích tiết nước bọt làm sạch khoang miệng, hoặc chứa các hợp chất tự nhiên có thể giúp làm sáng răng nhẹ nhàng.

  • 22/05/2025

    Thêm bằng chứng cho thấy vaccine HPV giúp ngăn ngừa ung thư cổ tử cung

    HPV là virus lây truyền qua đường tình dục, có thể ảnh hưởng đến cả nam và nữ, liên quan đến nguy cơ cao mắc nhiều dạng ung thư khác nhau.

  • 21/05/2025

    Chế độ dinh dưỡng tham khảo cho người hẹp van động mạch chủ

    Chế độ ăn đóng vai trò hỗ trợ trong việc quản lý và hỗ trợ điều trị hẹp van động mạch chủ. Một chế độ ăn lành mạnh có thể giúp giảm các triệu chứng, kiểm soát các yếu tố nguy cơ và cải thiện chất lượng cuộc sống.

  • 21/05/2025

    Hướng dẫn giảm căng thẳng trong mùa thi

    Các bài kiểm tra và kỳ thi là một phần quan trọng trong quá trình học tập, nhưng đồng thời cũng có thể mang lại nhiều áp lực cho học sinh và cả những người chăm sóc các em. Việc tìm cách giảm căng thẳng và hỗ trợ học sinh trong giai đoạn này là điều cần thiết để đảm bảo sức khỏe tinh thần và kết quả học tập tốt nhất.

  • 20/05/2025

    Cải thiện thói quen ăn sáng để khởi đầu ngày mới tốt hơn

    Bữa sáng là bữa ăn giúp cung cấp năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bắt đầu ngày mới. Khắc phục những sai lầm phổ biến sau giúp bạn duy trì thói quen ăn sáng khoa học và lành mạnh.

  • 20/05/2025

    6 mẹo chữa nghẹt mũi tại nhà hiệu quả nhất

    Nghẹt mũi là một dấu hiệu khó chịu, rất thường gặp khi chúng ta bị cảm cúm, nhiễm lạnh. Hiện vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh cảm lạnh thông thường, nhưng có rất nhiều mẹo tại nhà có thể làm giảm tình trạng nghẹt mũi do chứng cảm lạnh gây nên. Bài viết này sẽ phân tích các biện pháp khắc phục tình trạng nghẹt mũi tại nhà tốt nhất cùng với những điều cần tránh.

  • 19/05/2025

    Chế độ ăn cho người mắc lỵ trực trùng (lỵ trực khuẩn)

    Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.

  • 19/05/2025

    10 loại thực phẩm giúp học sinh đạt kết quả tốt trong mùa thi

    Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.

Xem thêm