Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Vaccin phòng tiêu chảy do Rotavirus

Sau khi Mỹ phát hiện mảnh AND của virut PCV-1 trong rotarix, cần nhìn lại quá trình phát minh, thử nghiệm lâm sàng, các loại vaccin hiện có, khuyến nghị của Trung tâm Kiểm soát bệnh Mỹ - CDC (năm 2008), nhất là ý kiến của WHO sau sự cố để có cách nhìn toàn diện hơn.

Sau khi Mỹ phát hiện mảnh AND của virut PCV-1 trong rotarix, cần nhìn lại quá trình phát minh, thử nghiệm lâm sàng, các loại vaccin hiện có, khuyến nghị của Trung tâm Kiểm soát bệnh Mỹ - CDC (năm 2008), nhất là ý kiến của WHO sau sự cố để có cách nhìn toàn diện hơn.

Dùng vaccin là cách phòng tiêu chảy do Rotavirus

Ở nước ta, theo Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh, cứ 2 trẻ dưới 5 tuổi bị tiêu chảy thì có 1 trẻ do Rotavirus, theo thống kê có tới 54% trẻ tiêu chảy là do Rotavirus. Trên thế giới, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có 500.000 trẻ tử vong do bệnh này.

 Rotavirus sống khá lâu trong môi trường (trên sàn nhà, bàn ghế, giường chiếu, đồ chơi, các vật dụng khác, trong nước). Từ phân người bệnh, chúng phân tán vào môi trường rồi nhiễm vào đường tiêu hóa (qua tay, miệng). Sau khi vào cơ thể 12 giờ đến 4 ngày, sẽ gây sốt vừa phải, nôn ói, tiêu chảy. Nôn ói có trước tiêu chảy từ 6 - 12 giờ, vài ngày đầu rất mạnh, giảm dần khi có tiêu chảy. Tiêu chảy lúc đầu mạnh (có khi 20 lần/ngày) sau giảm dần, đa số hết trong vòng 4 - 8 ngày. Bệnh kéo dài 3 - 9 ngày nhưng cũng có trẻ tiêu chảy kéo dài tới 3 tuần, dù đã khỏe, chơi và đòi ăn trở lại.

Các loại vaccin phòng bệnh tiêu chảy do Rotavirus hiện nay như: vaccin RotaShield, vaccin đơn giá Rotarix, vaccin ngũ giá RotaTeq ...

Rotarix chứa chủng Rotavirus G1P đã được làm yếu, dùng dự phòng Rotavirut chủng G1 và cả G3, G4, G9. RotaTeq chứa 5 chủng Rotavirus, trong đó có một chủng được làm yếu và huyết thanh chứa kháng thể của 4 chủng khác  G1, G2, G3, G4.

Cho trẻ uống vaccin phòng bệnh tiêu chảy.

Khuyến nghị của CDC về vaccin phòng bệnh tiêu chảy do Rotavirus

Tháng 2/2008, CDC đưa ra khuyến nghị mới (thay cho khuyến nghị năm 2006), gồm  một số điểm:

- Tuổi tối đa dùng liều đầu là 14 tuần tuổi (trước kia là 12 tuần tuổi). Tuổi tối đa để dùng liều cuối là 8 tháng tuổi (trước kia là 32 tuần tuổi). Không quy định khoảng cách tối đa giữa các lần dùng (trước kia là không quá 10 tuần).

- Khuyến nghị không đề xuất ưu tiên dùng loại nào. RotaTeq vì dụng cụ uống không chứa latex nên sử dụng được cho trẻ có tật nứt cột sống (spina bifida). Tuy nhiên, nếu chỉ có rotarix thì vẫn dùng loại này cho các trẻ nói trên, vì lợi ích dùng vaccin cao hơn nguy cơ dị ứng.

 - Rotarix dùng 2 liều tốt nhất lúc 2 - 4 tháng tuổi. RotaTeq dùng 3 liều tốt nhất lúc 2 - 4 - 6 tháng tuổi.

- Khi dùng liều nhắc lại, tốt nhất là dùng loại đã dùng lần trước nhưng nếu không nhớ lần trước dùng loại nào, hoặc không còn loại đó, thì cũng không hoãn, mà tiếp tục dùng đủ liệu trình với vaccin hiện có.

- Những cảnh báo trong khuyến nghị 2008 vẫn như khuyến nghị năm 2006: tránh dùng cho trẻ đang bị viêm dạ dày ruột cấp từ vừa đến nặng. Nên hoãn dùng cho trẻ có các triệu chứng cấp tính với thể trung bình cho đến khi không còn triệu chứng. Cần cân nhắc kỹ giữa lợi ích và nguy cơ khi dùng ở trẻ suy giảm miễn dịch (nguyên phát hay mắc phải) hoặc khi có tiền sử lồng ruột.

Khuyến nghị năm 2008 có linh hoạt hơn về tuổi, khoảng cách giữa các lần dùng nên tiềm năng số lượng trẻ được dùng tăng lên, cách dùng cũng thuận lợi hơn.

Vai trò của vaccin và sự cố phát hiện DNA của PCV-1

Tại Mỹ, năm 2007 - 2008, trẻ nhiễm Rotavirus giảm khoảng 50%. Trong 18 tuần đầu năm 2008, tỷ lệ mẫu thử dương tính với Rotavirus chỉ là 6% trong khi tỷ lệ này cùng kỳ năm 2006 là 54%, năm 2007 là 57%. Sự giảm các tỷ lệ này là do dùng vaccin. Theo ghi nhận của WHO, năm 2009 đã giảm khoảng 45% (tức là giảm 228.000) trẻ tử vong do  tiêu chảy Rotavirus. Thành công này do sự hợp tác của WHO PATH, CDC trong nỗ lực chung hạn chế tử vong do tiêu chảy Rotavirus. Ngày 5/6 /2009, WHO khuyến nghị các quốc gia  đưa vaccin Rotavirus vào chương trình tiêm chủng.

Sự cố có mảnh DNA của PCV-1 (trong 2 mẫu nghiên cứu tại Mỹ) trong rotarix theo Hãng GSK là do nguyên liệu sản xuất đi từ ngân hàng máu, chất cốt Rotavirus có lẫn DNA này. Về lý thuyết PCV-1 có trong thịt lợn, nhưng không phát triển trong cơ thể người, nên không gây nguy hiểm khi uống rotarix lẫn DNA của PCV-1. Tuy nhiên, đây là mảnh DNA lạ, hồ sơ đăng ký nhập khẩu, GSK không nói rõ, vì thế Cục Quản lý Dược nước ta  thông báo tạm ngừng dùng rotarix. Tuy nhiên, WHO lên tiếng đồng tình với quan điểm của FDA rằng “những phát hiện này không hiện diện bất cứ nguy cơ nào đối với sức khỏe cộng đồng”.

Các cách tiệt khuẩn thường dùng đối với vi sinh khác hầu như không mấy hiệu quả với Rotavirus. Do vậy, trẻ dưới 5 tuổi thường ít nhất có 1 lần bị nhiễm, chủ yếu là trẻ từ 3 - 24 tháng tuổi. Dùng vaccin là cách phòng tiêu chảy Rotavirus chủ động, hiệu quả nhất.

Theo SKĐS
Bình luận
Tin mới
  • 30/04/2024

    Sử dụng đồ uống có cồn khi mắc tăng huyết áp cần lưu ý gì?

    Sử dụng đồ uống có cồn là việc khó tránh khỏi khi tham gia các bữa tiệc xã giao. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, cần uống rượu bia thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch?

  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

  • 30/04/2024

    Cắt giảm đường phụ gia đem lại những lợi ích sức khỏe nào?

    Khác với đường tự nhiên có trong rau củ quả hay sữa, đường phụ gia lại gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là 6 lợi ích xảy ra khi bạn cắt giảm đường phụ gia trong chế độ ăn hàng ngày.

  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

  • 30/04/2024

    Phù nề: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Phù nề là một thuật ngữ trong Y khoa, dùng để miêu tả tình trạng sưng tấy ở bất kì cơ quan nào trên cơ thể. Chúng xảy ra với nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó, đây được coi là triệu chứng của nhiều bệnh. Đặc biệt, nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, rất có thể, tình trạng phù nề sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

Xem thêm