Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thay đổi làn da khi mang thai

Nồng độ hormone tăng cao khiến cơ thể mẹ bầu thay đổi, trong đó có làn da. Hầu hết các thay đổi về da thấy được trong thai kỳ đều biến mất sau khi sinh.

Những thay đổi về da liên quan tới thai kỳ

  • Sạm da: Là tình trạng da bị sạm và sẫm màu do tăng melanin, sắc tố cấu thành màu da. Mang thai khiến lượng melanin sản xuất ra quá dư thừa. 
  • Nám da: nám da là một dạng biểu hiện của tăng sắc tố, khiến da xuất hiện các đốm nâu, nhất là trên mặt. Tình trạng này phổ biến trong phụ nữ mang thai và được gọi là “mặt nạ thai kỳ”.
  • Nổi mề đay và sẩn ngứa thai kỳ: là tình trạng xuất hiện các vết đỏ trên da gây cảm giác  ngứa ngáy, rát bỏng hoặc đau nhói. Các vết đỏ có nhiều hình dạng khác nhau, từ chấm nhỏ như đầu bút chì hoặc tròn, hoặc nổi sẩn từng nốt, hoặc tập hợp thành mảngTrong thai kỳ, những vết đỏ này thường xuất hiện ở bụng, chân, tay và mông.
  • Rạn da: Da sẽ không trở về trạng thái ban đầu nếu bị rạn quá nhanh do thai kỳ, tăng cân hoặc sụt cân nghiêm trọng. Thay vào đó, trên da sẽ xuất hiện các vết rạn. Ban đầu, vết rạn da thường có màu đỏ hoặc tím, sau đó sẽ chuyển sang màu trắng hoặc xám.
  • Mụn cơm: Mụn cơm là những hạt nhỏ gắn trên da thông qua 1 cuống mảnh. Mụn cơm lành tính và thường thấy trên cổ, ngực, lưng, dưới bầu ngực và ở bẹn. Phụ nữ mang thai thường gặp loại mụn này và thường không đau, trừ khi bị động chạm, cọ sát mạnh.
  • Mụn trứng cá, vẩy nến, viêm da dị ứng: những bệnh lý này có thể nặng hơn đi khi mang thai và sẽ được cải thiện sau khi sinh bé.
Nám da là một tình trạng phổ biến trong thai kỳ

Điều trị những thay đổi về da khi mang thai thế nào?

Hầu hết các thay đổi về da sẽ tự biến mất sau khi sinh con. Tuy nhiên, nếu chúng không biến mất, các mẹ bầu có thể phải điều trị đúng cách. Đừng tự dùng thuốc hay phương pháp điều trị nào nếu chưa hỏi ý kiến bác sĩ.

  • Nám da: một số loại kem để điều trị hoặc các sản phẩm chăm sóc da có thể dùng điều trị nám da. Hãy hỏi bác sĩ da liễu để được chẩn đoán bệnh một cách chính xác, trước khi tự tìm tới phương pháp điều trị. Nếu bạn có sạm da, hãy cố gắng hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nhất là trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều và dùng kem chống nắng có chỉ số SPF ít nhất là 30 khi ra ngoài.
  • Nổi mề đay và sẩn ngứa thai kỳ: Bác sĩ có thể sẽ kê thuốc kháng histamine để làm giảm các triệu chứng, hoặc thuốc có corticosteroids. Để giảm đau, nên rửa với nước ấm (không nên quá nóng), chườm lạnh hoặc làm ướt quần áo ở những vị trí bị nổi mề đay hoặc vẩy nến, mặc quần áo rộng rãi, mềm mỏng. Không dùng xà phòng ở những vùng da đó vì có thể gây khô và ngứa da.
  • Rạn da: Nên đợi cho tới khi sinh con xong rồi mới chữa rạn da. Thường thì không chữa được hết hoàn toàn các vết rạn da nhưng có thể cải thiện tình trạng rạn da thông qua điều trị bằng tia laze hoặc kem đặc trị.
  • Mụn cơm: bác sĩ có thể cắt bỏ mụn cơm bằng dao phẫu thuật hoặc đốt điện.
Phụ nữ mang thai nên chữa rạn da sau khi sinh con

 

Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

Xem thêm