Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thận trọng dùng thuốc khi cho con bú

Trong thời gian cho con bú, người mẹ nên hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc.

Trong thời gian cho con bú, người mẹ nên hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc. Khi cần thiết phải sử dụng thuốc để điều trị một bệnh nào đó, nên cân nhắc và phải có chỉ định của bác sĩ.
Thông thường khi dùng thuốc, có khoảng 1% lượng thuốc được thải qua sữa mẹ trong 24 giờ; một vài loại thuốc có thể thải đến 5%. Cần thận trọng vấn đề này vì trẻ có thể bị ảnh hưởng do mẹ sử dụng thuốc khi cho con bú.
Lời khuyên của thầy thuốc
Khi chữa bệnh ngắn ngày cho người mẹ, bác sĩ nên chọn phác đồ điều trị hợp lý, tương ứng với việc bú sữa của con. Nếu trường hợp bắt buộc phải tạm ngừng cho con bú, vẫn phải cần giữ vững quá trình lên sữa để sau khi người mẹ thôi đợt điều trị là trẻ có thể tiếp tục bú lại được ngay. Việc sử dụng thuốc với liều lượng cao của bất kỳ loại thuốc nào cũng cần thận trọng, nhất là các loại thuốc mới chưa được thử nghiệm lâm sàng kỹ càng thì nên tránh dùng. Đối với một số loại thuốc không cấm sử dụng đối với người mẹ cho con bú nhưng nếu dùng thì người mẹ nên uống thuốc khoảng 15 phút sau khi cho con bú hoặc từ 3 - 4 giờ trước lần cho bú tiếp theo; nếu thực hiện được như vậy thì nồng độ thuốc trong sữa mẹ sẽ rất thấp khi trẻ bú và ít gây ảnh hưởng cho trẻ.
 
Thuốc sử dụng thải qua sữa mẹ
Các nhà khoa học xác định khi sử dụng thuốc điều trị, người mẹ có thể thải lượng thuốc qua sữa do nhiều yếu tố có liên quan đến người mẹ, đến trẻ bú mẹ và sinh lý tuyến vú. Đối với người mẹ, việc thải thuốc qua sữa phụ thuộc liều lượng thuốc, số lần dùng thuốc trong ngày, đường dùng thuốc, thời gian bán thải của thuốc ở huyết tương người mẹ...
Đối với trẻ bú mẹ, thuốc được thải qua sữa làm ảnh hưởng đến trẻ thường phụ thuộc vào số lượng sữa trẻ bú, giờ cho bú với thời điểm mẹ dùng thuốc và giờ lên sữa ở tuyến vú; đồng thời cũng có liên quan đến thời gian, khối lượng và khoảng cách giữa những đợt bú; khả năng hấp thu, chuyển hóa và thải trừ thuốc ở trẻ... Đối với sinh lý tuyến vú, thuốc thải qua sữa phụ thuộc vào lưu lượng máu ở vú, thời điểm lên sữa, độ pH của sữa...
Thực tế cho thấy, nhiều loại thuốc khi người mẹ sử dụng có thể tiết qua sữa nhưng do có nồng độ thấp ở sữa mẹ nên chưa đủ khả năng gây ra các phản ứng có hại cho trẻ bú. Thông thường những loại thuốc khi vào cơ thể đều được chuyển hóa qua gan và thải trừ qua thận; nếu người mẹ mắc bệnh suy gan hoặc suy thận thì thuốc sẽ có nồng độ rất cao ở trong máu và trong sữa mẹ. Vì vậy, cần chú ý đến những trường hợp này để phòng tránh gây ngộ độc khi cho trẻ bú sữa mẹ, đồng thời nên điều chỉnh liều dùng thuốc hợp lý cho người mẹ.
Các nhà khoa học đã ghi nhận được những loại thuốc người mẹ sử dụng có thể làm ảnh hưởng khi cho con bú sữa như: dùng thuốc ngủ, rượu, dẫn chất benzodiazepin... con có thể bị ức chế hệ thần kinh trung ương; dùng thuốc reserpin trẻ có thể bị ngạt mũi; dùng tetracyclin làm trẻ chậm lớn, vàng răng và hỏng răng; dùng thuốc tẩy nhóm anthraquinon làm tăng nhu động ruột, gây tiêu chảy cho trẻ; dùng muối iod chất đồng vị phóng xạ I131, thiouracil ảnh hưởng xấu đến tuyến giáp trạng của trẻ.
Ngoài ra, nếu dùng các hợp chất Hg, Pb, As sẽ gây ngộ độc cho trẻ; dùng những chất chống chuyển hóa có thể làm cho trẻ gặp nhiều tai biến. Khi người mẹ cho con bú có thói quen uống rượu, hút thuốc lá, thuốc lào, thuốc phiện sẽ làm cho những chất độc hại ở trong đó có nồng độ cao ở trong sữa; vì vậy cần phải quan tâm đến việc giữ gìn sức khỏe cho con. Cũng cần thận trọng khi sử dụng thuốc gây methemoglobin.
Khi cần thiết sử dụng thuốc phải có chỉ định của bác sĩ
Trong thời gian cho con bú, nếu người mẹ dùng các thuốc chống thụ thai chứa oestrogen, progesteron sẽ làm thay đổi biểu mô âm đạo của trẻ gái, vú to ra, cốt hóa nhanh ở xương. Các thuốc kháng sinh thuộc loại -lactam như penicilin, ampicilin, amoxicilin, cephalosporin... tuy ít thải qua sữa mẹ nhưng người mẹ cũng nên tránh dùng khi cơ địa dị ứng có tính chất gia đình hoặc khi trẻ bị đi tiêu lỏng. Dù sao lượng kháng sinh loại -lactam trong sữa mẹ ít nhưng cũng có thể gây kháng khuẩn ở trẻ, làm rối loạn tạp khuẩn ruột hoặc bị phản ứng mẫn cảm.
Thuốc cấm dùng và thuốc được dùng khi cho con bú
Các nhà khoa học khuyến cáo để bảo đảm an toàn cho trẻ khi bú mẹ, cấm các bà mẹ dùng một số loại thuốc khi cho con bú sữa vì có thể tạo nên những tai biến cho trẻ như thuốc tổng hợp kháng giáp trạng gây tai biến thiểu năng giáp trạng, bướu giáp; thuốc co-trimoxazol gây tai biến về máu; thuốc chống đông máu, kháng vitamin K gây tai biến chảy máu; thuốc chống ung thư và ức chế miễn dịch gây ức chế miễn dịch; thuốc lithium gây rối loạn thần kinh, nội tiết; thuốc chloramphenicol gây suy tủy; thuốc ức chế acid dạ dày cimetidin, ranitidin... làm giảm độ toan dạ dày, thay đổi hấp thu những thuốc qua ống tiêu hóa; thuốc glucocorticoid gây suy thượng thận; thuốc metronidazol và các nitro-imidazol khác gây chán ăn, nôn, rối loạn công thức máu; thuốc reserpin gây chảy sữa, ngủ lịm, phù nề mí mắt, chảy nước mũi.
Ngoài các loại thuốc được khuyến cáo cấm sử dụng đã nêu trên, người mẹ cho con bú có thể dùng một số thuốc điều trị nếu có chỉ định cần thiết nhưng cần phải theo dõi chặt chẽ nhằm phát hiện tai biến xảy ra ở trẻ bú sữa để ngừng ngay thuốc và xử trí kịp thời. Các loại thuốc người mẹ được dùng như: thuốc sulfamid có thể gây vàng da nhân não là vàng da sớm ở trẻ sơ sinh gây nguy hiểm; thuốc có dẫn chất benzodiazepin như; diazepam, oxazepam... gây ngủ gà, chậm tăng cân; thuốc phenytoin gây ngủ gà, nôn; thuốc carbamazepin gây ngủ gà; thuốc aspirin dùng dài ngày làm giảm tỉ lệ prothrombin, giảm dính kết tiểu cầu; thuốc phong bế  dùng dài ngày gây nhịp tim chậm, giảm huyết áp, giảm đường huyết; thuốc theophylin gây trạng thái hưng phấn, làm nhịp tim nhanh, khó ngủ, rối loạn tiêu hóa...
Trên thực tế, các nhà khoa học xác định có một số loại thuốc điều trị cấm sử dụng hẳn trong thời kỳ người mẹ cho con bú vì chúng có thể gây nên những phản ứng có hại hay tai biến không tốt cho con. Tuy vậy, khi người mẹ bị mắc một bệnh nào đó cần phải điều trị thì khi bác sĩ kê đơn thuốc hoặc nhân viên nhà thuốc, hiệu thuốc cấp bán thuốc cho người mẹ đang cho con bú cần có một phản xạ nghĩ ngay đến lượng thuốc dùng được thải qua sữa để cân nhắc.
Trước những tai biến có thể xảy ra đối với với trẻ trong thời kỳ bú mẹ, cần phải thận trọng vấn đề dùng thuốc ở người mẹ. Trong trường hợp nếu cấm người mẹ sử dụng một loại thuốc nào đó đang khi cho con bú nhưng vì bị mắc bệnh cần phải dùng thuốc để điều trị bệnh thì cũng phải cho người mẹ dùng; thời gian này nên cho trẻ tạm ngừng bú mẹ và dùng nguồn sữa khác ở bên ngoài.
 
BS. Nguyễn Trâm Anh - Theo SKĐS
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm