Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

11 điều cần biết về bại não

Bại não là một khiếm khuyết vận động phổ biến nhất ở trẻ em. Trẻ mắc bại não và gia đình chúng cần được hỗ trợ. Tìm hiểu thêm về bại não và những dấu hiệu cần quan sát ở trẻ nhỏ

11 điều cần biết về bại não

Bại não là một khiếm khuyết vận động phổ biến nhất ở trẻ em. Trẻ mắc bại não và gia đình chúng cần được hỗ trợ. Tìm hiểu thêm về bại não và những dấu hiệu cần quan sát ở trẻ nhỏ:

1. Bại não là một nhóm những rối loạn ảnh hưởng đến khả năng di chuyển và giữ thăng bằng và tư thế.

2. Bại não là khiếm khuyết vận động phổ biến nhất ở trẻ em. Khoảng 1 trong 323 trẻ được nhận định là mắc bại não theo ước tính từ Mạng lưới kiểm soát tự kỉ và khiếm khuyết về phát triển của CDC.

3. Bại não thường gặp nhiều hơn ở trẻ trai hơn trẻ gái, và phổ biến hơn ở trẻ da đen hơn trẻ da trắng.

4. Hầu hết (khoảng 77%) trẻ mắc bại não có co cứng. Điều này có nghĩa là cơ của trẻ bị co cứng và dẫn đến hậu quả là những chuyển động của chúng trở nên lúng túng và trông rất kỳ cục.

5. Hơn một nửa (58%) trẻ mắc bại não có thể tự đi được.

6. Hầu hết trẻ mắc bại não có một hoặc nhiều những vấn đề và bệnh đi kèm. Ví dụ, hơn 4/10 trẻ mắc bại não cũng mắc động kinh và khoảng 1/10 trẻ mắc rối loạn tự kỉ.

7. Hầu hết các trường hợp bại não liên quan đến tổn thương não xảy ra trước hoặc trong khi sinh và được gọi là bại não bẩm sinh. Một vài yếu tố làm tăng nguy có mắc bại não bẩm sinh:

  • Sinh ra quá bé

  • Sinh non

  • Sinh đôi hoặc nhiều hơn (sinh ba, sinh bốn)

  • Thụ tinh trong ống nghiệm hoặc các kĩ thuật thụ tinh nhân tạo khác

  • Mẹ mắc các bệnh nhiễm trùng trong quá trình mang thai

  • Mắc hội chứng vàng da nhân (một loại tổn thương não có thể xảy ra khi trẻ sơ sinh bị vàng da nghiêm trọng không được điều trị)

  • Biến chứng trong khi sinh

8. Một phần trăm nhỏ bại não xảy ra tổn thương não xảy ra sau 28 ngày sau sinh. Đây được gọi là bại não mắc phải. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bại não mắc phải:

  • Nhiễm trùng não ví dụ viêm màng não

  • Trải qua chấn thương đầu nghiêm trọng

9. Nguyên nhân đặc trưng cho hầu hết các trường hợp bại não vẫn chưa được biết đến.

10. Bại não được chẩn đoán đặc hiệu trong tuần đầu hoặc tuần thứ 2 sau sinh. Nếu triệu chứng của một đứa trẻ là nhẹ, đôi khi rất khó để chẩn đoán cho đến khi đứa trẻ lớn lên.

11. Với những thiết bị phù hợp và sự hỗ trợ, trẻ và người lớn mắc bại não có thể sống tốt, hoạt động và trở thành một phần của cộng đồng.

Dấu hiệu sớm của bại não

Từ khi sinh cho đến 5 tuẩn, trẻ nên đạt được mục tiêu vận động- cũng được biết đến như một dấu mốc- ví dụ như lăn, ngồi, đứng, và đi. Một sự trì hoãn trong việc đạt được những mốc vận động có thể là dấu hiệu của bại não.  Những dấu hiệu khác dưới đây có thể là của bại não. Điều quan trọng cần chú ý là một số trẻ không mắc bại não cũng có thể có những dấu hiệu đó.

Ở trẻ từ 3-6 tháng tuổi:

  • Đầu đổ về sau khi được bế lên trong khi nằm ngửa

  • Cảm thấy co cứng

  • Cảm thấy mềm nhũn

  • Lưng và cổ quá khổ khi được bế trên tay ai đó

  • Chân bị co cứng hoặc bắt chéo khi được bế

Trẻ trên 6 tháng tuổi

  • Không lăn qua lăn lại được

  • Không để nắm 2 tay cùng lúc

  • Gặp khó khăn khi đưa tay lên miệng

  • Với bằng một tay trong khi tay còn lại siết chặt

Trẻ trên 10 tháng tuổi

  • Bò một cách sai lệch, đẩy bằng một tay và chân trong kia kéo lê chân và tay kia.

  • Chạy quanh bằng mông hoặc nhảy bằng đầu gối nhưng không sử dụng cả 4 chân khi bò.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Các vấn đề về não ở trẻ sinh non

CTV Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo CDC)
Bình luận
Tin mới
  • 03/07/2025

    5 lợi ích tiềm năng khi ăn chuối luộc

    Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?

  • 03/07/2025

    10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng

    Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!

  • 02/07/2025

    Lý do nước dừa là thức uống tự nhiên kỳ diệu

    Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.

  • 02/07/2025

    Tất tần tật về trà thảo mộc

    Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.

  • 01/07/2025

    Sự thật về phương pháp thải độc bằng nước cốt chanh

    Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?

  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa điều trị chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

  • 01/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 30/06/2025

    Dùng nghệ và mật ong cùng nhau có tăng lợi ích không?

    Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?

Xem thêm