Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tắm thuốc – phương pháp chữa bệnh độc đáo của đông y

Tắm thuốc là phương pháp cho thêm vào nước thường hoặc trực tiếp sử dụng dịch thuốc Y học cổ truyền làm nước để tắm rửa toàn thân hay cục bộ nhằm mục đích phòng chống bệnh tật, bảo vệ và nâng cao sức khỏe.

Tắm rửa là một nhu cầu vệ sinh tự nhiên của con người nhằm mục đích tẩy rửa các chất bẩn trên da, làm cho cơ thể trở nên sạch sẽ. Nhưng không chỉ có vậy, trải qua quá trình tích lũy kinh nghiệm không ngừng, con người còn thấy rằng: tắm rửa còn có tác dụng phòng chống bệnh tật, bảo vệ và nâng cao sức khỏe ở một mức độ nhất định, đặc biệt là khi tắm rửa bằng nước nóng.

Hơn thế nữa, dần dần con người còn biết sử dụng các dược vật chế thêm vào nước dùng để tắm rửa, nhằm mục đích nâng cao hiệu quả phòng chống bệnh tật. Ở phương Đông, phương pháp này được cổ nhân gọi là dược dục liệu pháp (DDLP).

DDLP là gì?

Về cơ bản, có thể hiểu DDLP là phương pháp cho thêm vào nước thường hoặc trực tiếp sử dụng dịch thuốc Y học cổ truyền làm nước để tắm rửa toàn thân hay cục bộ nhằm mục đích phòng chống bệnh tật, bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Đây là một trong những phương pháp chữa ngoài của Y học cổ truyền (ngoại trị) được tiến hành theo lý luận của Đông y, kết hợp tác dụng của hai liệu pháp: thủy trị liệu và dược vật trị liệu. Về danh pháp tiếng Việt, xin tạm gọi là phương pháp tắm thuốc.

DDLP có từ bao giờ?

DDLP có một lịch sử rất lâu đời. Ở Trung Quốc, sách “Lã ký” đã viết: “Đầu hữu nang tắc mộc, thân hữu bệnh tắc dục” (đầu bị lở loét nên gội, thân mình có bệnh nên tắm). Y thư cổ “Hoàng Đế nội kinh” cũng đã bàn đến DDLP trong nhiều chương mục.

Ví như chương “Âm dương ứng tượng đại luận” đã viết: “Kỳ hữu và giả, tứ hình dĩ vi hãn”, ý muốn nói: nếu bị ngoại tà xâm nhập nên tắm ngâm làm cho ra mồ hôi để tà khí theo đó mà ra ngoài. Đặc biệt, trong những y thư chuyên khảo về vấn đề này phải nói đến cuốn “Lý thược biền văn” của y gia Ngô Sư Cơ, đại biểu lỗi lạc của DDLP. Tác phẩm này đã đề cập một cách có hệ thống từ cơ sở, lý luận đến kinh nghiệm thực tiễn trong việc vận dụng DDLP để điều trị khá nhiều chứng bệnh thuộc các chuyên khoa, với 79 phương thuốc tắm ngâm độc đáo.

Ở nước ta, kinh nghiệm dân gian sử dụng DDLP cũng khá phong phú. Việc dùng nước sắc cây cỏ tắm ngâm để điều trị các chứng thấp khớp, dị ứng lở ngứa, trĩ hạ… cũng đã được lưu truyền trong dân gian từ rất sớm. Trong các tác phẩm của mình, danh y Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông cũng đã ghi chép lại khá nhiều các kinh nghiệm sử dụng DDLP trong phòng chống bệnh tật và bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, chúng ta không có những y thư chuyên bàn về vấn đề này một cách có hệ thống.

DDLP có mấy loại?

Tùy theo phần thân thể ngâm trong dịch thuốc nhiều hay ít người ta thường chia làm 3 loại: toàn thân dược dục, bán thân dược dục và cục bộ dược dục.

Toàn thân dược dục: là cách ngâm toàn bộ cơ thể trong dịch thuốc được chứa trong bồn có dung tích 250-300 lít từ 20-30 phút, mỗi ngày 1 lần, 10 lần là 1 liệu trình. Thường dùng cho các bệnh lý nội khoa và da liễu.

Bán thân dược dục: là cách ngâm nửa dưới cơ thể trong dịch thuốc, bệnh nhân ngồi tới rốn. Mỗi lần ngâm trong 20 -30 phút, mỗi ngày 1 lần, 10 lần là 1 liệu trình. Loại này thường dùng cho các bệnh lý chi dưới như: viêm khớp gối, viêm tắc động mạch chân, liệt bại hai chân.

Cục bộ dược dục: là cách ngâm chi thể hoặc một bộ phận của cơ thể trong dịch thuốc hay tiếp xúc với dịch thuốc nhiều lần. Tùy theo cách thức và bộ phận được ngâm khác nhau mà phân thành nhiều loại ngâm như: tay, chân, ngâm tứ chi, ngâm đầu, rửa mắt, rửa mặt… ví dụ ngâm chân (tức dục) là loại bình thường dùng trên lâm sàng, được chia làm 2 hình thức, ngâm chân thấp và ngâm chân cao.

Cơ chế tác dụng DDLP

DDLP tác động lên cơ thể thông qua 2 yếu tố: tác dụng của thuốc và tác dụng của nước.

Trải qua quá trình bào chế, đun nấu các loại chất có tác dụng chữa bệnh trong dược liệu sẽ hòa tan vào nước hoặc tỏa ra theo hơi nước tác động trực tiếp lên da và niêm mạc hoặc ngấm vào trong cơ thể phát huy tác dụng chữa bệnh. Tác động trực tiếp bên ngoài thường được ứng dụng cho các bệnh lý ngoài da, bệnh vùng hậu môn và bộ phận sinh dục ngoài, bệnh mắt, các thương tổn phần mềm do sang chấn… nhờ khả năng sát khuẩn, tiêu viêm, giảm đau, chống phù nề, chống ngứa… của dịch thuốc. Hoạt chất ngấm vào trong cơ thể thông qua 2 con đường: ngấm qua niêm mạc mũi miệng do hít hơi thuốc và thẩm thấu qua da. Tác động bên trong chủ yếu được ứng dụng cho các bệnh lý nội khoa. Tuy nhiên, cả 2 con đường tác động bên ngoài và tác động bên trong ít khi thực hiện riêng rẽ mà thường hiệp đồng tương hỗ với nhau.

Nước tác động lên cơ thể nhờ 2 yếu tố: nhiệt độ và áp lực. Độ ấm của dịch thuốc có tác dụng làm giãn mạch toàn thân và tại chỗ, thúc đẩy tuần hoàn huyết dịch, cải thiện công năng hấp thu của da, làm giảm cơ và giảm đau. Đối với các vết thương xung huyết kỳ đầu nếu ngâm trong dịch thuốc lạnh có khả năng làm co mạch và giảm xuất tiết. Áp lực của nước có tác dụng xoa bóp các bộ phận được ngâm, thúc đẩy quá trình hồi lưu của máu và dịch bạch huyết, làm giảm sưng nề và giảm đau.

Ngoài ra, theo quan niệm của Y học cổ truyền, dịch thuốc còn tác động lên các huyệt vị châm cứu, phối hợp với các động tác xoa bóp khi ngâm sẽ giúp cho cơ thể điều chỉnh cân bằng âm dương, phục hồi công năng của các tạng phủ và làm lưu thông huyết mạch.

Những vấn đề cần chú ý

Thực tế cho thấy, DDLP có tính an toàn cao và hầu như không có tác dụng phụ. Tuy nhiên, trong khi thực hành cần chú ý mấy điểm sau đây:

Những người bị bệnh cao huyết áp, xơ vữa động mạch, suy mạch vành, u mạch máu, suy tim, tiền sử đã bị nhồi máu cơ tim, cơ địa đã xuất huyết không nên tắm, ngâm toàn thân trong dịch thuốc có nhiệt độ trên 390C.

Phụ nữ đang hành kinh và người bị dị ứng với dịch thuốc không nên thực hành DDLP.

Trước và sau bữa ăn ít nhất 30 phút không nên tắm ngâm toàn thân. Trước khi ngủ không nên thực hành

DDLP. Chú ý tránh tắm ngâm quá lâu, mùa đông cần đề phòng cảm lạnh.

ThS. Hoàng Khánh Toàn - Theo SKĐS
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    5 nguyên tắc ăn uống người bệnh đái tháo đường cần nắm rõ

    Trên thực tế, không có một chế độ ăn uống nào dùng chung được cho tất cả người bệnh đái tháo đường. Chế độ ăn uống cần phải được “cá thể hóa”, tức là xây dựng cho riêng từng người bệnh cụ thể. Để xây dựng chế độ ăn phù hợp, người bệnh cần tuân thủ 5 nguyên tắc quan trọng trong bài viết sau.

  • 29/03/2024

    Đau đầu có nên uống trà?

    Khi bị stress, đau nhức đầu, nhiều người tìm tới thức uống giúp giải tỏa mệt mỏi như trà. Tuy nhiên, liệu trà nhiều caffeine và tannin có giúp giảm đau đầu hiệu quả?

  • 29/03/2024

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn dùng Collagen?

    Theo các thống kê collagen là một trong những chất bổ sung phổ biến và thị trường tiêu thụ ngày càng tăng. Nhưng trước khi bạn đổ tiền vào các gian hàng thực phẩm bổ sung, bạn nên biết rằng không phải tất cả những tuyên bố về lợi ích của collagen đều có cơ sở khoa học.

  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

Xem thêm