Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Vì sao mẹ bầu thường xuyên đi tiểu và khát nước?

Bắt đầu từ tháng thứ hai của thai kỳ, thai phụ sẽ đi tiểu nhiều hơn trước khi mang thai. Nguyên nhân là do tử cung lớn dần chèn ép bàng quang và lượng nước tiểu tăng lên.

Tại sao mang thai lại khiến đi tiểu nhiều hơn?

Tử cung lớn dần để thích ứng với sự phát triển của bé, nên sẽ chèn ép bàng quang, vốn dĩ nằm ở trước và dưới tử cung. Ngay cả nếu như bàng quang rỗng, sức ép từ tử cung cũng có thể khiến thai phụ muốn đi tiểu. Khoảng tháng thứ tư, bàng quang sẽ bớt bị chèn ép do tử cung di chuyển lên trên và ra khỏi khung xương chậu.

Lượng nước tiểu cũng nhiều hơn khi mang thai, khiến tần suất đi tiểu tăng lên. Thận làm việc hiệu quả hơn, lọc nước tiểu nhiều hơn và vận chuyển tới bàng quang nhanh hơn.

Một số cách đối phó với việc đi tiểu thường xuyên:

  • Khi buồn là phải tiểu ngay (nín nhịn có thể dẫn tới bệnh nhiễm trung đường tiết niệu hoặc nhiễm trùng đường tiểu – UTIs)
  • Đi tiểu cho hết bãi
  • Ngả người về phía trước khi đi tiểu để làm rỗng bàng quang hoàn toàn
  • Cố gắng không uống nhiều nước trước khi đi ngủ để không phải đi tiểu đêm. Tuy nhiên, cũng không nên hạn chế uống nước.

Phụ nữ mang thai dễ bị tiểu són. Dùng băng vệ sinh hàng ngày giúp tránh làm ướt quần áo. Tập các bài tập Kegel sẽ giúp tăng cường sức khỏe các múi cơ ở sàn khung chậu để ngăn chặn tình trạng đi tiểu không tự chủ.

Các bài tập Kegel giúp ngăn chặn tình trạng đi tiểu không tự chủ. Ảnh: internet

Bà bầu cũng dễ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Không nên cho rằng đi tiểu nhiều lần tức là bị viêm nhiễm bàng quang (cystitis – sưng viêm bàng quang). Nếu đi tiểu nhiều và đau rát (dysuria – đi tiểu khó) hoặc bị cúm, có thể thai phụ đã bị nhiễm trùng. Hãy gọi cho bác sĩ để lên lịch hẹn kiểm tra và điều trị.

Khát nước và nhiều nước bọt

Khát tức là cơ thể đang cần nước. Lượng nước bị mất do đi tiểu nhiều nên được bù lại bằng cách tiếp tục uống nước. Hãy nhớ rằng trong thai kỳ, lượng máu sẽ tăng lên 40%, bé cần nhiều nước trong túi ối (túi bao quanh bé). Hơn nữa, chất lỏng đi vào cơ thể liên tục giúp đào thải các chất cặn bã từ cả mẹ và bé. Để tránh gặp phải tình trạng khát nước, thai phụ nên:

  • Uống ít nhất 8 cốc nước, khoảng 2 lít một ngày (nên uống như vậy ngay cả khi không mang thai). Nước ép rau quả cũng là nguồn nước thay thế lành mạnh và giàu dinh dưỡng, tốt hơn nước hoa quả, thức uống vốn chứa hàm lượng đường cao.
  • Tránh uống các đồ uống chứa cafein. Cafein là chất lợi tiểu (khiến người uống đi tiểu nhiều) và có thể khiến cơ thể mất nước đã bổ sung trước đó.
  • Ăn thức ăn nhiều nước, chẳng hạn như dưa hấu
  • Nếu cảm thấy khó uống nước, có thể uống từng ngụm nhỏ thay vì uống ngụm to liền một lúc.

Tiết quá nhiều nước bọt (nước bọt dư thừa) có thể là vấn đề với các bà bầu trong ba tháng đầu thai kỳ. Đôi khi buồn nôn khiến nước bọt tiết ra nhiều nhưng đôi khi nước bọt nhiều lại kích thích buồn nôn. Tình trạng này sẽ biến mất sau tháng thứ ba. Một số phụ nữ còn tiết chế nước bọt bằng cách ngậm viên bạc hà.

Bình luận
Tin mới
  • 11/04/2025

    Những gì cần biết về thức uống “proffee”

    Gần đây, một xu hướng mới mang tên "proffee" đã thu hút sự chú ý mạnh mẽ trên các nền tảng mạng xã hội, đặc biệt là TikTok. Tuy nhiên, liệu thức uống proffee có thật sự mang lại những lợi ích như nhiều người vẫn tin tưởng hay không?

  • 11/04/2025

    Sử dụng thuốc mỡ tra mắt đúng cách

    Cùng với thuốc nhỏ mắt, thuốc mỡ được sử dụng để điều trị nhiều vấn đề về mắt. Vì thuốc mỡ đi thẳng vào mắt nên có thể bắt đầu có tác dụng nhanh hơn nhiều so với thuốc uống.

  • 10/04/2025

    Sữa chua có thật sự là 'siêu thực phẩm' ngừa loãng xương?

    Các nhà khoa học đang nghiên cứu về các sản phẩm sữa lên men như sữa chua và men vi sinh có thể giúp ngăn ngừa loãng xương hay không. Liệu chúng có phải là chìa khóa giúp xương chắc khỏe hơn không?

  • 10/04/2025

    Ngày nào cũng ăn chuối có được không?

    Nhiều người thích ăn chuối hàng ngày nhưng lo lắng hàm lượng đường trong loại quả này ảnh hưởng đến sức khỏe. Tham khảo những thông tin dinh dưỡng của chuối để có thêm lựa chọn cho chế độ ăn.

  • 10/04/2025

    Chơi game nhiều có thể dẫn đến tính cách ưa bạo lực?

    Mặc dù đứng trước những cáo buộc từ báo chí và cộng đồng mạng về việc chơi game có thể thúc đẩy các bạn trẻ, thanh niên dẫn đến bạo lực, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng không có mối liên hệ giữa chơi game và bạo lực. Tuy vậy WHO đã xếp chứng nghiện game là một dạng rối loạn tâm thần từ năm 2019. Vậy chúng ta có nên ngăn con cái chơi game không

  • 09/04/2025

    7 lý do để phụ nữ ăn dứa mỗi ngày

    Dứa là một loại cây nhiệt đới với hương vị tươi ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Các chất dinh dưỡng trong dứa có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là với phụ nữ

  • 08/04/2025

    Thực phẩm nào có thể gây bệnh ngộ độc thịt do Botulinum cực nguy hiểm?

    Bệnh ngộ độc thịt là một tình trạng nghiêm trọng do vi khuẩn Clostridium botulinum tấn công vào các dây thần kinh của cơ thể, bệnh có thể gây tử vong.

  • 08/04/2025

    Cân bằng công việc và cuộc sống: Giữ gìn sức khỏe tinh thần cho người trưởng thành

    Áp lực công việc và cuộc sống ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần như thế nào? Các dấu hiệu cảnh báo kiệt sức, stress là gì? Các phương pháp giúp người trưởng thành cân bằng công việc và cuộc sống, duy trì sức khỏe tinh thần: quản lý thời gian, thư giãn, rèn luyện thể chất...

Xem thêm