Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chăm sóc khi mang thai

Chăm sóc khi mang thai gồm chăm sóc trước khi mang thai, chăm sóc trong thai kỳ và chăm sóc sau sinh.

Chăm sóc khi mang thai

Chăm sóc trước khi mang thai

Chăm sóc trước khi mang thai giúp giảm nguy cơ mắc bệnh trong thai kỳ và tăng khả năng sinh con an toàn. Từ đó, bác sĩ có thể theo dõi thai kỳ và phát hiện vấn đề hay biến chứng trước khi trở nên nghiêm trọng.

Thai phụ không khám trước sinh có nguy cơ sinh con nhẹ cân cao gấp ba lần. Trẻ nhẹ cân có nguy cơ tử vong cao gấp năm lần so với trẻ có mẹ chăm sóc trước sinh.

Thời gian lý tưởng để chăm sóc trước khi mang thai là ít nhất ba tháng trước khi thụ thai. Trong giai đoạn này, phụ nữ nên:

  • bỏ thuốc lá và bia rượu
  • bổ sung axit folic hằng ngày (400 tới 800 micrograms)
  • nói chuyện với bác sĩ về tình hình sức khỏe, chế độ ăn uống và những loại thuốc được kê đơn cũng như không được kê đơn
  • tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại ở nhà hoặc nơi làm việc
Thời gian lý tưởng để chăm sóc trước sinh là 3 tháng trước khi thụ thai. Ảnh: internet

Chăm sóc trong thai kỳ

Trong thời gian mang thai, thai phụ sẽ phải đi khám thường xuyên hơn, có thể theo lịch khám dưới đây:

  • mỗi tháng một lần trong 6 tháng đầu thai kỳ
  • hai tuần một lần trong tháng thứ bảy và thứ tám
  • một tuần một lần trong tháng thứ chín.

Trong những đợt khám này, bác sĩ có thể:

  • xét nghiệm máu để xem nhóm máu và liệu thai phụ có bị thiếu máu hay nhiễm HIV không
  • theo dõi huyết áp
  • đo cân nặng
  • theo dõi sự phát triển và nhịp tim của trẻ
  • đưa ra những chế độ ăn uống và luyện tập đặc biệt
Khi mang thai, mẹ bầu nên đi khám thường xuyên hơn. Ảnh: internet

Chăm sóc sau sinh

Chăm sóc sau sinh cũng rất quan trọng. Giai đoạn sau sinh kéo dài từ khi sinh cho đến sáu tới tám tuần sau sinh.

Trong thời gian này, việc chăm con sẽ kéo theo nhiều sự thay đổi cả về thể chất lẫn tinh thần. Khi chăm sóc sau sinh, thai phụ thường được xét nghiệm, tư vấn dinh dưỡng và khám vùng âm đạo.

Nghỉ ngơi đầy đủ

Phụ nữ mới làm mẹ nên nghỉ ngơi đầy đủ để lấy sức. Muốn vậy, các bà mẹ nên:

  • ngủ khi con ngủ
  • đặt nôi của con cạnh giường ngủ của mình để có thể cho con ăn dễ hơn
  • nhờ ai đó cho con ăn khi mình ngủ

Ăn đúng, ăn đủ

Nạp đủ chất dinh dưỡng trong giai đoạn sau thai kỳ là rất cần thiết do cơ thể người mẹ thay đổi nhiều trong thai kỳ và khi chuyển dạ.

Tăng cân trong thai kỳ để bảo đảm dưỡng chất cho con bú. Tuy nhiên, các bà mẹ vẫn cần ăn uống lành mạnh sau khi sinh.

Các chuyên gia sẽ khuyến cáo phụ nữ cho con bú nên ăn ngay khi thấy đói, và:

  • tránh đồ ăn nhiều chất béo
  • ăn thực phẩm ít chất béo, carbohydrates, hoa quả và rau quả.
  • uống nhiều nước
Chăm sóc sau sinh cũng hết sức quan trọng. Ảnh: internet

Chăm sóc vùng âm đạo

Phụ nữ nên chăm sóc âm đạo sau sinh, vì có thể sẽ bị:

  • đau âm đạo
  • đau khi đi tiểu hoặc đi tiểu thường xuyên
  • chảy máu, có thể xuất hiện cục máu đông
  • quặn trong vài ngày sau khi sinh

Lên lịch khám với bác sỹ khoảng 6 tuần sau khi sinh để bàn về các triệu chứng và được điều trị thích hợp. Nên kiêng quan hệ vợ chồng từ bốn tới sáu tuần sau sinh để âm đạo lành lại.

Chị em phụ nữ nên nhớ: Giữ gìn sức khỏe trước, trong và sau thai kỳ là hết sức quan trọng vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mình và của con. 

Thông tin thêm trong bài viết: Cách tự chăm sóc tốt nhất cho cơ thể sau sinh

Bình luận
Tin mới
  • 04/07/2025

    Bổ sung creatine đúng cách để cải thiện sức khỏe

    Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.

  • 04/07/2025

    Tìm hiểu về các loại bệnh võng mạc

    Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.

  • 03/07/2025

    5 lợi ích tiềm năng khi ăn chuối luộc

    Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?

  • 03/07/2025

    10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng

    Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!

  • 02/07/2025

    Lý do nước dừa là thức uống tự nhiên kỳ diệu

    Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.

  • 02/07/2025

    Tất tần tật về trà thảo mộc

    Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.

  • 01/07/2025

    Sự thật về phương pháp thải độc bằng nước cốt chanh

    Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?

  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa giúp làm dịu triệu chứng bệnh chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

Xem thêm