Với những người mắc chứng đau dạ dày, chế độ ăn uống là điều quan trọng nhất. Họ nên thường xuyên sử dụng những thực phẩm có lợi cho tiêu hóa để hạn chế tác động đến dạ dày.
Theo nghiên cứu, trong bắp cải có chứa nhiều chất xơ, vitamin và các dưỡng chất có lợi cho hệ tiêu hóa. Đặc biệt, bắp cải còn chứa vitamin U có tác dụng giúp làm lành các vết loét trên thành dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày và hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày.
Hạt hoặc thân lá của cây thì là đều được biết đến với công dụng hỗ trợ tiêu hóa. Trong loại thực phẩm này có chứa anethole và a-xít aspartic có tác dụng chữa đầy hơi, khó tiêu, kích thích tiêt dịch vị, giúp giảm áp lực cho dạ dày trong quá trình tiêu hóa thức ăn.
Thực phẩm thô và các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lức, nếp lức, ngô, các loại đậu, vừng, hạt điều… có tác dụng tốt với những người đau dạ dày hay người mắc các bệnh đường tiêu hóa.
Thực phẩm này có chứa nhiều chất xơ, khoáng chất, vitamin nhóm B với hàm lượng cao giúp chuyển hóa các chất dinh dưỡng cần thiết và hỗ trợ tiêu hóa thức ăn. Hơn thế nữa, các loại ngũ cốc nguyên hạt còn chứa chất chống oxy hóa giúp bảo vệ lớp màng tế bào ở thành trong dạ dày, phòng chống viêm loét dạ dày hiệu quả.
Táo chứa pectin - một chất được biết đến với công dụng thúc đẩy sự hoạt động của dạ dày và đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa và giảm các triệu chứng đầy bụng, tiêu chảy. Ngoài ra, nó còn có tác dụng bôi trơn hệ tiêu hóa, giúp giảm áp lực khi dạ dày làm việc. Tuy nhiên, cần tránh dùng táo khi đói vì có thể làm tăng a-xít trong dạ dày.
Bánh mì chứa hàm lượng tinh bột lớn giúp hấp thu các a-xít dư thừa trong dạ dày và đem lại cảm giác dễ chịu. Khi đau dạ dày, dùng một lát bánh mì sẽ giúp hấp thu hết các dịch tiêu hóa, ngăn chặn sự bào mòn niêm mạc dạ dày, nhanh chóng giảm cơn đau.
Các trà loại thảo dược không chứa caffeine được biết đến với công dụng giúp điều hòa tiêu hóa, ngăn đầy bụng, khó tiêu, giảm viêm nhiễm và hỗ trợ điều trị đau dạ dày hiệu quả.
Nước dừa chứa nhiều vitamin, các chất điện phân, các khoáng chất như canxi, kali, magie… cực tốt cho cơ thể. Ngoài ra, nước dừa còn giúp ngăn chặn các loại vi khuẩn đường ruột, giảm các vấn đề về tiêu hóa.
Gừng có tác dụng điều trị các bệnh về đường tiêu hóa, trị rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, đầy hơi, chướng bụng… Sử dụng trà gừng hoặc một lát gừng sống mỗi ngày sẽ giúp cải thiện các chức năng tiêu hóa hữu hiệu.
Sữa chua có chứa hàm lượng lớn probiotic, các loại men vi sinh cực tốt cho hệ tiêu hóa. Probiotic giúp sản sinh lactase - chất có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn trong ruột gây hại sức khỏe và cải thiện chức năng tiêu hóa hữu hiệu, cực tốt cho những người đau dạ dày.
Bạc hà chứa hàm lượng tinh dầu và các vitamin có tác dụng kích thích vị giác, điều trị các chứng đau bụng, đau đầu, đầy hơi, khó tiêu, ợ nóng hay các vấn đề về tiêu hóa khác. Nó không chỉ giúp cải thiện tinh thần, phòng cảm cúm mà còn giúp điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả.
Lá và hạt cỏ cà ri có tác dụng điều trị chứng rối loạn tiêu hóa, khắc phục chứng đầy hơi khó tiêu và ngăn ngừa đau dạ dày hiệu quả.
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.