Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tai nạn do điện giật

Tai nạn do điện giật xảy ra khi có một dòng điện chạy qua cơ thể, lảm cản trở các chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể hoặc đôi khi làm cháy các mô.

Tai nạn do điện giật

Tai nạn do điện giật xảy ra có thể là do tiếp xúc với các thiết bị, máy móc chạy bằng điện bị lỗi hoặc vô tình tiếp xúc với dây điện, dòng điện chạy trong nhà. Bị sốc điện do chạm vào các thiết bị điện nhỏ trong nhà rất hiếm khi gây nguy hiểm, nhưng các tai nạn xảy ra do tiếp xúc với dòng điện cao thế có thể gây ra khoảng 400 ca tử vong mỗi năm ở Mỹ.

Mức độ nghiêm trọng của tổn thương có thể từ nhẹ cho đến chết người, và thường được xác định bởi các yếu tố sau:

  • Cường độ dòng điện
  • Loại dòng điện
  • Đường đi của dòng điện trong cơ thể
  • Thời gian tiếp xúc với dòng điện
  • Điện trở với dòng điện

Cường độ dòng điện

Cường độ dòng điện được đo bằng vôn và ampe. Dòng điện bình thường trong gia đình hiện nay là khoảng 110 cho đến 220 vôn. Ổ cắm điện tiêu chuẩn sẽ cho dòng điện cường độ 110 vôn chạy qua, và 220 vôn thường chỉ được dùng cho các thiết bị lớn như tủ lạnh. Bất cứ thứ gì có cường độ trên 500 vôn được coi là điện cao thế. Dòng điện cao thể có thể truyền trong không khí từ khoảng cách vài cm cho tới vài mét. Do vậy, một người có thể bị tai nạn do điện giật chỉ đơn giản là bởi đứng quá gần dây điện cao thế. Điện cao thế gây ra các tổn thương nghiêm trọng hơn so với các dòng điện hạ thế và có thể dễ gây ra các tổn thương bên trong hơn.

Loại dòng điện

Dòng điện thường được chia thành 2 loại là dòng điện một chiều (DC) hoặc dòng điện xoay chiều (AC). Dòng điện một chiều, ví dụ như dòng điện chạy trong pin, sẽ đi theo một chiều cố định. Dòng điện xoay chiều, ví dụ như dòng điện trong các ổ cắm trong gia đình, sẽ đổi chiều từ 50-60 lần/giây.

Dòng điện xoay chiều nguy hiểm hơn so với dòng điện một chiều. Dòng điện một chiều thường chỉ gây ra các phản ứng co cơ đơn thuần và thường chỉ đủ mạnh để đẩy nạn nhân ra khỏi nguồn điện. Dòng điện xoay chiều có thể gây ra co cơ liên tục, ngăn không cho nạn nhân có thể thoát ra khỏi nguồn điện. Hậu quả là thời gian tiếp xúc với nguồn điện sẽ kéo dài. Dòng điện xoay chiều nhỏ, có thể được cảm nhận như một cơn sốc nhỏ, có thể làm cho vị trí tiếp xúc bị tê liệt. Dòng điện xoay chiều lớn hơn một chút có thể làm các cơ ở ngực co lại, gây khó thở. Dòng điện xoay chiều lớn hơn nữa có thể gây ra nhịp tim bất thường gây chết người.

Đường đi của dòng điện

Đường đi của dòng điện vào cơ thể có thể dùng để xác định những mô nào đã bị tổn thương. Điểm đi vào phổ biến nhất của dòng điện thường là ở tay, và phổ biến thứ nhì là từ đầu. Điểm đi ra của dòng điện phổ biến nhất là ở chân. Dòng điện chạy từ tay bên này sang tay bên kia hoặc từ tay xuống chân, có thể sẽ chạy qua tim và sẽ nguy hiểm hơn dòng điện chạy từ chân này sang chân kia qua mặt đất. Dòng điện chạy qua đầu có thể sẽ ảnh hưởng đến chức năng não bộ.

Thời gian tiếp xúc

Thông thường, thời gian tiếp xúc với dòng điện càng lâu, tổn thương càng nghiêm trọng.

Điện trở với dòng điện

Điện trở là khả năng cản trở dòng điện. Đa số điện trở của cơ thể người tập trung trên da. Da càng dày, điện trở càng lớn. Vùng da dày như da lòng bàn tay hoặc gan bàn chân, sẽ có thể cản lại dòng điện nhiều hơn là vùng da mỏng, ví dụ như vùng da ở cánh tay.

Điện trở của da sẽ giảm đi khi da có vết thương (ví dụ như bị cào xước hoặc bị rách da) và khi da ướt. Nếu điện trở của da lớn, đa số các tổn thương sẽ khu trú và thưởng chỉ gây bỏng da. Nhưng nếu điện trở của da thấp, tổn thương sẽ ảnh hưởng nhiều hơn đến các cơ quan bên trong. Do vậy, các cơ quan bên trong sẽ tổn thương nếu người bị ướt tiếp xúc với dòng điên, ví dụ như khi máy sấy tóc rơi vào bồn tắm hoặc khi bước vào một vũng nước mà có tiếp xúc với dây điện.

Triệu chứng

Triệu chứng chính của tai nạn do điện giật là bỏng da, mặc dù không phải tất cả các tai nạn do điện giật đều gây ra các tổn thương bên ngoài. Tổn thương do điện cao thế có thể gây ra tình trạng bỏng rất phức tạp ở bên trọng. Nếu cơ bắp bị tổn thương nghiêm trọng (còn gọi là tiêu cơ vân), các chi sẽ sưng lên, chèn ép lên các động mạch và làm giảm lượng máu đến các chi. Nếu dòng điện đi ở gần mắt, có thể sẽ dẫn đến đục thủy tinh thể. Đục thủy tinh thể có thể sẽ phát triển sau vài ngày hoặc thậm chí vài năm sau khi bị tai nạn. Nếu rất nhiều cơ bị tổn thương, các chất hóa học, myoglobin sẽ được giải phóng vào máu và có thể gây tổn thương thận.

Trẻ nhỏ cắn hoặc ngậm vào đầu dây điện có thể bị bỏng môi và lưỡi. Loại bỏng dạng này có thể gây ra các bất thường trên mặt và các vấn đề về phát triển răng, hàm và mặt. Một tổn thương khác cũng nguy hiểm không kém là chảy máu một động mạch ở môi, có thể xảy ra sau khi vảy bong ra, thường là sau khi bị tai nạn 5-10 ngày.

Dòng điện nhỏ có thể gây co cơ và co giật cơ thể, có thể làm nạn nhân bị ngã. Dòng điện lớn hơn có thể gây nhịp tim bất thường, có thể dẫn đến tử vong ngay lập tức. Dòng điện đủ lớn có thể gây ra co thắt cơ rất mạnh, đủ để làm cho nạn nhân văng xuống đất hoặc gây ra trật khớp, gãy xương và nhiều loại chấn thương khác.

Dây thần kinh và não có thể bị tổn thương theo nhiều cách khác nhau, gây ra co giật, xuất hiện trong nào, giảm trí nhớ ngắn hạn, thay đổi tính cách, dễ bị kích động hoặc khó ngủ. Tổn thương các dây thần kinh trong cơ thể hoặc ở cột sống có thể gây yếu, liệt, tê bì, ngứa râm ran, đau mãn tính và rối loạn cương dương.

Điều trị

Đầu tiên, hãy tìm cách tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện. Cách an toàn nhất là tìm cách ngắt nguồn điện.

Không được chạm vào nạn nhân nếu nguồn điện chưa được ngắt, đặc biệt là khi bị tai nạn với đường điện cao thế bởi có thể sẽ bị cuốn luôn vào dòng điện.

Dòng điện cao thế và hạ thế rất khó để phân biệt, đặc biệt là khi ở ngoài đường. Ngắt nguồn điện cao thế cần được thực hiện bởi nhân viên điện lực. Rất nhiều người khỏe mạnh đã bị điện giật khi cố gắng giải cứu một nạn nhân bị tai nạn điện.

Khi nạn nhân đã được tách khỏi nguồn điện và có thể chạm vào một cách an toàn, nên kiểm tra xem nạn nhân còn thở và mạch còn đập không. Nếu nạn nhân ngừng thở và không có mạch, cấp cứu hồi sinh tim phổi (CPR) nên được tiến hành ngay lập tức. Nếu ngoài các vết thương nhỏ, nghi ngờ có các tổn thương lớn hơn thì nên gọi cấp cứu ngay bởi các tổn thương do điện giật gây ra rất dễ nhầm lẫn. Do vậy, dù vết thương có nghiêm trọng hay không, vẫn nên gọi cấp cứu.

Nạn nhân bị tiêu cơ vân nên nhận được lượng lớn dịch truyền tĩnh mạch.

Có thể sẽ phải tiêm phòng uốn ván

Nếu tổn thương gây đau, nạn nhân sẽ được dùng thuốc giảm đau

Bỏng da sẽ được điều trị bằng các loại kem trị bỏng và gạc vô trùng. Những nạn nhân chỉ bị bỏng da nhẹ có thể chỉ đần điều trị tại nhà. Nếu những tổn thương nghiêm trọng hơn, nạn nhân cần được nhập viện để theo dõi. Nạn nhân sẽ phải ở lại trong viện từ 6-12 tiếng nếu xuất hiện các dấu hiệu sau:

  • Nhịp tim hoặc điện tâm đồ bất thường
  • Nạn nhân có các biểu hiện bất thường về tim (ví dụ như đau ngực hoặc đôi khi khó thở)
  • Nạn nhân có các tổn thương khác nghiêm trọng
  • Nạn nhân đang mang thai
  • Nạn nhân có sẵn các vấn đề về tim mạch

Thảm khảo thêm thông tin tại bài viết: Xử trí khi trẻ bị điện giật

Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm