Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những điều cần tránh để giữ xương chắc khỏe

Những điều gì đang tàn phá sự chắc khỏe của bộ xương bạn. Hãy tìm hiểu cách để bảo vệ bộ xương của bạn nhé.

Đồ ăn chứa nhiều muối

Bạn càng ăn nhiều muối thì càng nhiều lượng canxi sẽ bị biến mất nghĩa là những đồ ăn nhiều muối chả có lợi gì cho sức khỏe của bạn. Các đồ ăn chứa nhiều muối là bánh mì, bơ, khoai tây chiên, thịt nguội…. Bạn không cần phải cắt giảm hoàn toàn lượng muối ra khỏi chế độ ăn như nên hạn chế dưới 2300mg Natri mỗi ngày.

Mê mẩn xem ti vi

Không có gì sai khi bạn xem những chương trình bạn ưa thích nhưng đó lại là cách dễ dàng để bạn cứ dán mắt vào màn hình và làm tổ trên chiếc ghế dựa. Khi việc này trở thành thói quen thì bạn sẽ không còn muốn di chuyển nữa và xương của bạn sẽ yếu dần đi. Tập thể dục làm cho xương vững chắc hơn vì khi đó bàn chân và cẳng chân sẽ chịu toàn bộ trọng lượng cơ thể làm tăng độ chắc khỏe của xương và cơ bắp.

Đạp xe hàng ngàn dặm

Khi bạn đạp xe để đi làm hoặc thể thao trong nhiều tiếng đồng hồ sẽ tăng cường tuần hoàn và lưu thông khí huyết. Nhưng còn xương thì sao? Không nhận được gì nhiều lắm bởi vì nó không phải là các vận động đối kháng trọng lực. Đạp xe không làm tăng mật độ xương như đi bộ, chạy hoặc đi bộ đường dài. Nếu bạn là một tay đua xe đạp thì bạn nhớ dành thêm thời gian để tập tạ hằng ngày hoặc kết hợp nhiều môn thể thao khác nhau như tennis, đi bộ, nhảy, bơi lội sẽ giúp cho xương chắc khỏe hơn.

Dành nhiều thời gian cho công việc

Có lẽ bạn cần phải ra ngoài nhiều hơn để tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và nhận thêm vitamin D. Chỉ cần vài lần 10-15 phút trong một tuần thôi bạn cũng nhận đủ lượng vitamin D cần thiết. Nhưng phới nắng quá nhiều thì bạn sẽ có nguy cơ bị cháy nắng hoặc có nguy cơ bị  ung thư. Tuổi tác, màu da, thời điểm trong năm có thể làm bạn khó tổng hợp được vitamin D vì thế bạn nhớ lúc nào cũng phải bôi kem chống nắng nhé. Tăng cường ngũ cốc, nước ép hoa quả, và sữa các loại như sữa hạnh nhân, đậu nành, gạo và các loại sữa khác như sữa ít béo vào thực đơn của bạn. Nếu cần bạn có thể bổ sung vitamin bằng đường uống nhưng nên uống theo sự hướng dẫn của bác sỹ chứ đừng tự kê đơn cho mình.

Những ly rượu Margaritas

Việc đi chơi với bạn bè cộng thêm những âm thanh vui nhộn trong quán bar khiến bạn khó kiềm lòng trước những ly rượu say đắm. Nhưng hãy nghĩ đến việc rượu làn xương bạn mất đi độ chắc khỏe thì bạn sẽ kiềm chế được. Khuyến cáo cho phụ nữ là uống không quá một ly mỗi ngày và không quá hai ly cho nam giới. Rượu có thể gây trở ngại đến việc hấp thu canxi của cơ thể.

Uống quá nhiều nước giải khát

Uống quá nhiều đồ uống có ga có thể gây tổn hại cho xương. Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa việc xưong yếu với cả caffein và phospho có trong đồ uống. Tương tự như thế thì cà phê và trà cũng có thể gây loãng xương. Thay vì chọn những đồ uống có ga thì bạn có thể lựa chọn sữa, vì sữa có nhiều canxi hơn.

Một bát ngũ cốc với sữa

Bạn luôn nghe đến việc sẽ khỏe mạnh hơn nếu chỉ ăn lúa mì nguyên cám, nhưng nếu như kết hợp lúa mỳ với sữa đó khiến bạn giảm sự hấp thu canxi. Đừng lo lắng về các loại thực phẩm như bánh mỳ, bánh mỳ có thể làm từ lúa mỳ nguyên cám. Nhưng nếu bạn có tình yêu với ngũ cốc trộn sữa thì nhớ bổ sung thêm các viên canxi, ít nhất hai giờ sau khi ăn lúa mỳ nguyên cám với sữa hẵng uống viên bổ sung nhé.

Hút thuốc

Khói thuốc lá khiến cơ thể bạn không thể sản sinh ra những mô xương chắc khỏe mới nữa. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới người hút thuốc lá mà còn cả với những người hít phải khói thuốc lá. Những người hút thuốc lá sẽ là người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất và lâu dài nhất. Nhưng nếu bạn bỏ thuốc lá thì bạn có thể giảm những rủi ro đó xuống rất nhiều và cải thiện được sự chắc khỏe của xương mặc dú có thể mất đến nhiều năm.

Thuốc kê đơn

Một số loại thuốc đặc biệt là những thuốc điều trị lâu dài luôn có tác dụng tiêu cực đến xương của bạn. Một số thuốc chống động kinh, glucocorticoid như prenisone hay cortisone (dùng để diều trị viêm khớp dạng thấp, lupus, hen, bệnh Crohn) có thể làm giảm sự chắc khỏe của xương.

Cân nặng dưới tiêu chuẩn

Chỉ số khối cơ thể  dưới 18,5, bạn quá nhẹ cân hay thiếu năng lượng trường diễn đều làm cho bạn gia tăng nguy cơ giòn xương và dễ gãy xương. Nếu bạn có xương nhỏ thì hãy tập những bài tập đối kháng trọng lực hoặc yêu cầu bác sỹ của bạn kê đơn bổ xung canxi nếu bạn cần nhiều lượng can xi hơn. Nếu không chắc việc tại sao cân nặng mình thấp đến thế bạn hãy đi khám xem liệu mình có mắc một chứng rối loạn ăn uống nào không hoặc các bệnh tật khác.

Nếu bạn vấp ngã

Khi có tuổi bạn dễ bị vấp ngã hơn, xương bạn cũng không được chắc khỏe như xưa nên việc bị ngã rất nguy hiểm. Gãy xương ở người già rất lâu liền và đi kèm với rất nhiều nguy cơ mắc các bệnh cơ hội khác khi phải nằm một chỗ chờ xương lành. Hơn nữa khi xương đã lành thì việc đi lại cũng không được dễ dàng như xưa. Vì thế hãy đảm bảo việc đi lại trong nhà được an toàn bằng cách xếp đồ đạc gọn gàng, có những thanh vịn, sử dụng thảm không bị trơn trượt.
Bs. Đào Ngọc - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Webmd
Bình luận
Tin mới
  • 25/11/2024

    Dấu hiệu cảnh báo bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần chú ý

    Bệnh phổi tắc nghẹn mạn tính (COPD) gây ra 30.000 ca tử vong mỗi năm tại Anh. Tuy nhiên, theo một khảo sát gần đây cho thấy nhiều người dân tại quốc gia này vẫn chưa biết về triệu chứng của bệnh.

  • 25/11/2024

    Xăm hình có thể gây ung thư?

    Xăm hình đã trở thành một hình thức nghệ thuật phổ biến trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, vẫn còn có những lo ngại về tác động lâu dài của việc xăm hình đối với sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ ung thư.

  • 24/11/2024

    Thoát vị khe hoành là gì?

    Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.

  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

Xem thêm