Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Mách mẹ cách sử dụng điều hòa cho con trẻ

Sử dụng điều hòa đúng cách trong những ngày nắng nóng khi nhà có trẻ nhỏ sẽ giúp trẻ dễ chịu, thoáng mát mà không quấy khóc.

Song bên cạnh đó, cha mẹ không nên quá lạm dụng điều hòa vì trẻ có nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp. Vì thế, hãy chú ý những điều sau khi cho bé sử dụng điều hòa.

1. Thời gian nằm điều hòa

- Ban đêm: Cha mẹ nên bật điều hòa trước 10-15 phút để làm mát phòng sau đó mới đưa trẻ vào phòng ngủ. Nên để chế độ hẹn giờ sau 2 – 3 tiếng thì tắt máy và chuyển sang sử dụng quạt thông thường.

- Ban ngày: Nhiệt độ ban ngày cao hơn, tuy nhiên cũng không nên cho trẻ ở trong phòng điều hòa liên tục quá 2 giờ mỗi lần. Cứ 2 giờ ngồi trong phòng máy lạnh, gia đình nên để trẻ ra ngoài tiếp xúc với nhiệt độ thường trong 10 - 15 phút. Tốt nhất ban ngày chỉ bật điều hòa trong thời gian trẻ ngủ trưa từ 11g đến 3 giờ chiều.

Trẻ nhỏ nằm trong phòng điều hòa quá lâu khiến da bị khô do cơ thể mất nước và các bệnh về đường hô hấp và nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bé nên được mặc kín trong phòng có điều hòa. (Ảnh minh họa: Internet)

2. Điều chỉnh nhiệt độ thích hợp

Tùy thuộc vào nhiệt độ phòng để điều chỉnh nhiệt độ sao cho phù hợp. Chỉ nên để nhiệt độ điều hòa thấp hơn so với nhiệt độ bên ngoài khoảng 6 - 10 độ C. Với các gia đình có trẻ nhỏ, mức chênh lệch nhiệt độ càng thấp thì càng tốt.

Với trẻ dưới 3 tuổi, nhiệt độ điều hòa phù hợp trong khoảng 26 – 27 độ C. Trẻ sơ sinh được mặc quần áo dài tay, đi bao tay chân và quấn tã, đắp chăn vẫn chỉ nên để 28 – 29 độ C.

3. Vị trí bé nằm

Vị trí đặt điều hòa thích hợp không nên chỉa thẳng vào giường trẻ nằm, đặt càng cao trần càng tốt. Sử dụng chế độ quạt đảo chiều ở mức thấp nhất, tránh để hướng gió thổi chỉ tập trung một chỗ.

Trong khi trẻ chơi, ngủ vẫn nên mặc đồ dài tay, che kín cổ, bụng, tốt nhất nhất nên đắp chăn mỏng cho trẻ

4. Vệ sinh phòng ở

Sau khi sử dụng điều hòa qua đêm, cần mở cửa phòng để lưu thông không khí, đẩy hết các khí tù đọng trong phòng ra ngoài.

Quét dọn phòng ở sạch sẽ, hút bụi và tránh để các loại thức ăn, đồ dùng nặng mùi khi đang bật điều hòa cho trẻ.

5. Bảo dưỡng điều hòa

Khi sử dụng điều hòa liên tục, thường xuyên, các gia đình cần vệ sinh điều hòa 1 – 2 tuần/lần để loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc tích tụ trong máy. Vệ sinh điều hòa không tốt có thể gây bệnh ngược trở lại cho trẻ nhỏ.

Định kỳ bảo dưỡng điều hòa bằng nhờ thuê dịch vụ hỗ trợ từ 2-3 tháng/lần để đảm bảo máy chạy an toàn, tiết kiệm điện năng.

Điều hòa cần được bảo dưỡng, lau chùi thường xuyên để tránh nấm mốc. (Ảnh minh họa: Intetnet)

6. Những lưu ý chung khác:

- Khi trẻ vừa ra ngoài trời nắng, đang ra nhiều mồ hôi không nên để trẻ vào ngay phòng điều hòa. Nên lau sạch mồ hôi, để trẻ nghỉ ngơi chốc lát rồi mới bật điều hòa.

- Trong những ngày nắng nóng cao điểm, cần hạn chế tối đa việc để trẻ ra vào liên tục phòng có điều hòa vì bé sẽ phải thích nghi với việc thay đổi nhiệt độ đột ngột.

- Không sử dụng quạt phun sương, tạo ẩm khi đang bật máy điều hòa trong phòng ở của trẻ. Phòng dùng điều hòa thường đã đóng kín, nếu độ ẩm quá cao khiến các vi khuẩn, vi-rút có cơ hội phát triển gây bệnh cho con người. Với trẻ nhỏ rất cần sự lưu thông không khí vì vậy nên lắp đặt hệ thống quạt thông gió thay vì sử dụng các loại máy tạo ẩm.

Thanh Lê - Theo Sức khỏe và Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm