Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hẹp niệu đạo

Hẹp niệu đạo là tình trạng ống dẫn nước tiểu ra khỏi cơ thể bị hẹp, gây cản trở dòng tiểu, gặp chủ yếu ở nam giới.

Hẹp niệu đạo

Niệu đạo là một ống dấn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể. Thông thường niệu đạo sẽ đủ rộng để nước tiểu có thể chảy tự do qua đó. Khi niệu đạo bị hẹp sẽ gây cản trở dòng nước tiểu. Hẹp niệu đạo là một vấn đề ảnh hưởng chủ yếu đến nam giới.

Nguyên nhân

Hẹp niệu đạo thường do các vấn đề liên quan đến viêm hoặc sự xuất hiện của mô sẹo. Mô sẹo có thể là hậu quả của nhiều yếu tố. Những cậu bé đã từng phải phẫu thuật dị tật lỗ đái lệch thấp và những nam giới cấy ghép dương vật có khả năng cao bị hẹp niệu đạo.

Chấn thương niệu đạo là loại chấn thương thường gặp nhất gây ra hẹp niệu đạo. Ví dụ chấn thương niệu đạo khi đạp xe hoặc va đập vào khu vực gần bìu.

Những nguyên nhân khác có thể gây hẹp niệu đạo bao gồm:

  • Gãy xương chậu
  • Đặt ống thông tiểu
  • Xạ trị
  • Phẫu thuật tiền liệt tuyến

Những nguyên nhân hiếm gặp hơn bao gồm:

  • Khối u ở gần niệu đạo
  • Viêm đường tiết niệu tái phát nhiều lần hoặc không được điều trị
  • Bệnh lây truyền qua đường tình dục do lậu hoặc chlamydia

Yếu tố nguy cơ

Một số nam giới có nguy cơ bị hẹp niệu đạo cao hơn, đặc biệt là những người:

  • Nhiễm một hoặc nhiều bệnh lây qua đường tình dục
  • Đặt ống thông tiểu gần đây
  • Bị viêm niệu đạo (sưng và kích thích niệu đạo), có thể do nhiễm trùng
  • Phì đại tiền liệt tuyến

Triệu chứng

Hẹp niệu đạo có thể gây ra nhiều triệu chứng từ nhẹ đến nặng. Một số dấu hiệu của hẹp niệu đạo bao gồm:

  • Tia nước tiểu yếu hoặc giảm số lượng nước tiểu
  • Tiểu gấp
  • Đau hoặc cảm giác bỏng rát khi đi tiểu
  • Tiểu không tự chủ
  • Đau vùng chậu hoặc vùng bụng dưới
  • Tiết dịch niệu đạo
  • Sưng và đau dương vật
  • Xuất tinh hoặc tiểu ra máu
  • Nước tiểu sẫm màu
  • Không thể đi tiểu, bí đái (rất nặng – cần điều trị ngay lập tức)

Chẩn đoán

Bác sỹ có thể sử dụng một số phương pháp tiếp cận để chẩn đoán hẹp niệu đạo:

Xem xét lại các triệu chứng và tiền sử bệnh của bạn

Bác sỹ sẽ hỏi bạn các triệu chứng và tiền sử bệnh, thủ thuật y tế mà bạn từng được can thiệp để xác định các yếu tố nguy cơ.

Thăm khám lâm sàng

Thăm khám khu vực quanh dương vật có thể giúp bác sỹ xác định những vấn đề gây ra hẹp niệu đạo, ví dụ như những vùng sưng, đỏ, cứng hoặc dịch niệu đạo.

Chỉ định xét nghiệm

Để đưa ra chẩn đoán xác định hẹp niệu đạo, bác sĩ cũng có thể cần tiến hành một số xét nghiệm như:

  • Đo tốc độ dòng tiểu
  • Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu để xác định sự có mặt của vi khuẩn hoặc máu trong nước tiểu
  • Soi bàng quang: đưa một ống nhỏ có gắn camera vào niệu đạo và bàng quang (là cách trực tiếp nhất để kiểm tra hẹp)
  • Đo kích thước của lỗ niệu đạo
  • Xét nghiệm lậu, chlamydia

Hình ảnh soi niệu đạo

Điều trị

Điều trị tùy thuộc vào mức độ nặng của bệnh.

Không phẫu thuật

Cách điều trị căn bản là mở rộng niệu đạo bằng nong niệu đạo. Đây là một thủ thuật ngoại trú, có nghĩa là bạn sẽ không phải nhập viện. Bác sĩ sẽ bắt đầu đưa một ống nong nhỏ vào trong niệu đạo của bạn. Theo thời gian, ống nong lớn dần sẽ từ từ làm tăng kích thước của niệu đạo.

Một giải pháp không phẫu thuật khác đó là đặt ống thông niệu đạo lâu dài. Đây là một thủ thuật thường được lựa chọn cho những trường hợp nặng, có thể gây ra những nguy cơ như kích ứng bàng quang hoặc viêm đường tiết niệu.

Phẫu thuật

Phẫu thuật là một lựa chọn điều trị khác. Phẫu thuật tạo hình niệu đạo là giải pháp lâu dài cho những trường hợp hẹp niệu đạo nặng hơn. Tuy nhiên, kết quả phụ thuộc nhiều vào mức độ hẹp.

Chuyển hướng dòng tiểu

Một ống thông ở bụng có thể cần thiết để chuyển hướng và dẫn lưu nước tiểu ra ngoài nhưng phương pháp này rất hiếm khi được thực hiện và được cân nhắc là lựa chọn cuối cùng.

Phòng bệnh

Không phải luôn luôn phòng ngừa được hẹp niệu đạo. Bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng là một nguyên nhân nên sử dụng các biện pháp bảo vệ khi quan hệ có thể phòng ngừa trong một số trường hợp. Tuy nhiên, chấn thương và các bệnh lí khác có liên quan đến hẹp niệu đạo không phải lúc nào cũng phòng tránh được.

Điều quan trọng là bạn cần đi khám bác sỹ ngay khi có các triệu chứng của hẹp niệu đạo. Điều trị vấn đề nhanh chóng là cách tốt nhất để tránh các biến chứng nghiêm trọng.

Tiên lượng

Nhiều người có tiên lượng tốt sau khi điều trị hẹp niệu đạo. Bạn có thể cần điều trị tiếp tục nếu hẹp là do các mô sẹo.

Trong một số trường hợp, hẹp có thể gây bí đái do tắc nghẽn niệu đạo, gây biến chứng nguy hiểm. Bạn nên đi khám bác sỹ ngay lập tức nếu bạn có các triệu chứng của hẹp niệu đạo và bị bí đái, không thể đi tiểu.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Làm thế nào giảm nguy cơ mắc viêm đường tiết niệu ?

Bs.Thanh Thanh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 01/05/2024

    5 sai lầm phổ biến khi tắm gây hại cho làn da

    Tắm là nhu cầu vệ sinh cơ bản và cần thiết của mỗi con người. Nhưng nhiều người trong chúng ta khi tắm thường mắc phải một số sai lầm dẫn đến tác hại không hề nhỏ đối với sức khỏe làn da.

  • 01/05/2024

    Tiêu chí lựa chọn dầu ăn tốt cho sức khỏe

    Dầu ăn là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Khi nấu ăn với dầu hàng ngày, bạn nên lựa chọn dầu ăn đáp ứng được các tiêu chí tốt cho sức khỏe.

  • 01/05/2024

    Những nguy hiểm của thừa cân có thể bạn không biết

    Thừa cân là một vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay do mất cân bằng dinh dưỡng và lối sống ít vận động, thiếu khoa học. Vấn đề này đang làm suy giảm sự tự tin và đẩy con người ta tiến gần hơn đến các nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.

  • 01/05/2024

    5 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường bạn nên biết

    Đái tháo đường là căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh có vai trò quan trọng trong việc điều trị.

  • 30/04/2024

    Sử dụng đồ uống có cồn khi mắc tăng huyết áp cần lưu ý gì?

    Sử dụng đồ uống có cồn là việc khó tránh khỏi khi tham gia các bữa tiệc xã giao. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, cần uống rượu bia thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch?

  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

  • 30/04/2024

    Cắt giảm đường phụ gia đem lại những lợi ích sức khỏe nào?

    Khác với đường tự nhiên có trong rau củ quả hay sữa, đường phụ gia lại gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là 6 lợi ích xảy ra khi bạn cắt giảm đường phụ gia trong chế độ ăn hàng ngày.

  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

Xem thêm