Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đột phá: Tìm ra phương pháp "thay não" để điều trị các bệnh về thần kinh

Phương pháp này cho phép chúng ta thay thế các tế bào thần kinh đã bị tổn hại trong não bằng các neuron khỏe mạnh hơn rất nhiều.

Mới đây các nhà khoa học thuộc ĐH Rutgers (Mỹ) đã phát triển thành công kỹ thuật mới cho phép "bơm" một lượng lớn tế bào neuron thần kinh khỏe mạnh vào não bộ thay cho các tế bào thần kinh đã bị tổn hại.

Đột phá: Tìm ra phương pháp thay não để điều trị các bệnh về thần kinh - Ảnh 1.

Cụ thể, các nhà khoa học đã thực hiện điều này bằng cách tiêm vào não một "bộ khung" siêu nhỏ chứa đầy các tế bào neuron khỏe mạnh. Và dù mới chỉ được thử nghiệm trên chuột, nhóm nghiên cứu tin rằng đây chính là tương lai dành cho các chứng bệnh liên quan đến thần kinh như Parkinson và Alzheimer, cũng như các tổn thương về cột sống và não bộ khác.

Theo Prabhas V. Moghe - một chuyên gia từ ĐH Rutgers: "Càng nhiều tế bào được cấy ghép, căn bệnh sẽ càng có chuyển biến tích cực. Chúng tôi muốn tối đa hóa lượng tế bào trong một không gian bé nhất có thể".

Đột phá: Tìm ra phương pháp thay não để điều trị các bệnh về thần kinh - Ảnh 2.

 

Để làm vậy, các nhà khoa học phải tách tế bào gốc đa hiệu ở người (iPS) rồi chuyển chúng thành các tế bào thần kinh được nuôi cấy trong một bộ khung 3 chiều vô cùng bé làm từ sợi polymer. Bộ khung này chỉ rộng khoảng 100 micromet - bằng bề ngang của... một sợi tóc người.

Sau khi được chất đầy bằng hàng trăm tế bào neuron khỏe mạnh, bộ khung sẽ được "bắn" thẳng vào não bộ để thay thế những tế bào đã bị thoái hóa.

Trong thử nghiệm với chuột, các tế bào được thêm vào đã kết nối thành công và bắt đầu truyền tải tín hiệu đến thần kinh trung ương.

Đột phá: Tìm ra phương pháp thay não để điều trị các bệnh về thần kinh - Ảnh 3.

Đây không phải là lần đầu tiên các nhà khoa học thành công trong việc thay thế tế bào thần kinh. Tuy nhiên, phương pháp mới này đảm bảo được rằng không những tế bào thần kinh kết nối thành công với não bộ, mà còn tăng khả năng sống sót của tế bào lên đến... 100 lần so với các phương pháp hiện hành.

Tất nhiên, hiện chúng ta vẫn chưa thể chắc chắn rằng phương pháp này sẽ hoạt động hiệu quả trên người, vì não bộ của chúng ta phức tạp hơn não chuột rất nhiều. Tuy nhiên, các nhà khoa học có một niềm tin vững chắc vào sự thành công của nó trong các thử nghiệm tương lai. 

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communication.

Theo Tri thức trẻ/ Science Alert
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm