Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Có nên quan hệ tình dục khi mang thai

Việc mang thai và sinh nở làm cho người phụ nữ mệt mỏi và lo lắng dẫn đến việc e dè , thậm chí kiêng quan hệ tình dục khi có thai hoặc sau khi sinh. Vậy việc đó có thực sự cần thiết hay không?

Có an toàn không khi làm chuyện ấy?

Trong thực tế, quan hệ tình dục an toàn với hầu hết phụ nữ ở phần lớn thời gian thai nghén và điều băn khoăn thường chỉ là quan hệ tình dục ở tư thế nào là thích hợp. Tuy nhiên, cũng cần biết đến một số điều kiện có nguy cơ.

Cần có hiểu biết nhất định khi sinh hoạt tình dục để tránh tai biến

Khi thai nghén đang có nguy cơ cao bị chuyển dạ sớm thì không nên có quan hệ tình dục và có khoái cực (xuất tinh) vì trong tinh dịch có chất gây co bóp tử cung. Vì thế người chồng nên mang bao cao su trong suốt thời gian vợ có thai, đồng thời cũng để phòng nhiễm khuẩn. Tuy quan hệ tình dục không gây ra vỡ màng ối sớm nhưng nếu ra nước vào những tháng cuối thì cũng cần kiêng quan hệ tình dục để phòng nhiễm khuẩn cho thai.

Vậy nên tránh quan hệ tình dục trong những trường hợp sau: Khi có ra máu không rõ nguyên nhân và có tiền sử sảy thai, có dấu hiệu song thai,rau tiền đạo, có bệnh sử hoặc tật hở eo tử cung, đã có tiền sử đẻ non, ra huyết (chảy máu) một vài lần trong thai kỳ, tiền sử vỡ ối sớm, bị nhiễm độc thai nghén trong 3 tháng đầu hoặc ba tháng cuối của thai kỳ (biểu hiện nôn nhiều…), kèm theo cao huyết áp động mạch…

Tần suất “yêu” khi mang thai?

Có thai lần đầu dễ bị giảm ham muốn tình dục vì trạng thái buồn nôn, mệt mỏi, cơ thể nặng nề. Vào giai đoạn sau của thai nghén, nhiều phụ nữ mới tăng dần ham muốn tình dục do cơ thể đã thích nghi với những thay đổi về hormon và tăng thể tích máu, vú nhạy cảm hơn và tăng khoái cảm. Cũng có một số ít phụ nữ chuẩn bị làm mẹ cảm thấy hoàn toàn không ham muốn nữa nhưng có ai đó ngược lại thì cũng chẳng có gì lạ.

Thai kỳ của phụ nữ có thể chia làm ba giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Từ tháng đầu mang thai đến tháng thứ 3. Trong thời điểm này, sự đòi hỏi sinh lý và nhu cầu thoã mãn tình dục có dao động lên đôi chút, do về tâm lý được an định hơn trong đời sống gia đình. Tuy nhiên đa số phụ nữ mang thai ba tháng đầu đều có biểu hiện nôn nghén, mệt mỏi, kém hứng thú.

- Giai đoạn 2: Khoảng từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6 của kỳ mang thai. Đa số thai phụ có tăng cường độ thỏa mãn và sự đòi hỏi hơn mức bình thường đôi chút, do tâm lý được ổn định. Đặc biệt có một số người, nhu cầu về thỏa mãn tình dục tăng cao gần gấp đôi hơn trước thời kỳ mang thai.

- Giai đoạn 3: Kể từ tháng thứ bảy đến cuối thai kỳ. Trong khoảng thời gian này, do nhiều yếu tố tác động và bản năng bảo vệ của người mẹ nên nhu cầu đòi hỏi về tính dục gần như mất hẳn sự ham muốn trong sinh hoạt ân ái.

“Yêu” có làm ảnh hưởng tới em bé không?

Nhiều cặp vợ chồng thường có tâm trạng lo lắng, rằng việc giao hợp trong thời điểm trước khi sinh sẽ gây nên ảnh hưởng không tốt đến thai nhi, thậm chí khiến em bé chào đời sớm (sinh non). Tuy nhiên, xét về mặt y khoa thì đó là những suy đoán và những lo lắng hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Nếu trong suốt quá trình thai nghén cả vợ hoặc chồng và thai nhi đều không gặp phải bất kỳ rắc rối hay phiền toái nào thì việc “yêu đương” ấy trong thời kỳ thai nghén đều có thể an toàn. Thậm chí, đôi khi việc đạt đến cực khoái của bạn trong khi giao hợp có khả năng gây nên co bóp mạnh ở tử cung, cũng sẽ không dẫn đến nguy cơ sinh non.

Người chồng và cả người vợ cần biết rằng bộ phận sinh dục nữ, khi có thai chứa nhiều máu hơn và có khuynh hướng to lên, mềm ra, dễ giãn rộng hơn và sâu hơn, song khi có kích thích tình dục thì âm đạo vẫn tiết dịch nhầy làm trơn niêm mạc và cổ tử cung thì vẫn đóng kín. Dương vật không có khả năng đụng chạm được tới bào thai. Tinh dịch vẫn chỉ chứa đựng trong các túi cùng sau mà không thể thấm vào trong tử cung được do cổ tử cung đã bị nút nhầy đóng chặt rồi.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý: Nếu bạn thấy xuất hiện những biểu hiện sau trong thời kỳ thai nghén, thì cần dừng ngay việc quan hệ tình dục và đi gặp ngay bác sĩ sản khoa và tình dục học: có dấu hiệu sinh sớm, ra huyết nơi âm đạo, bị chuột rút nhiều lần, cổ tử cung yếu (hở eo), biểu hiện triệu chứng của bệnh phụ khoa nào đó (đau, khó chịu vùng phần phụ, ra huyết ít/ nhiều…).

Vấn đề kiêng hay không là do người thai phụ quyết định phải dựa trên cơ sở hướng dẫn của thầy thuốc chuyên khoa và với người chồng, tránh việc giao hợp quá sâu và tránh kích thích âm đạo quá mức, tránh những tư thế đè nén vào tử cung và chú trọng vệ sinh cơ thể cho thai phụ. Hãy giữ lửa yêu thương ngay cả khi mang bầu.

BS. Thu An - Theo SKĐS
Bình luận
Tin mới
  • 24/11/2024

    Thoát vị khe hoành là gì?

    Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.

  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

Xem thêm