Sảy thai hoặc buộc phải phá thai là những chấn thương tinh thần lớn cho các cặp vợ chồng. Nhận thức được các yếu tố gây ra tình trạng này có thể giúp phòng ngừa. Dưới đây là một số yếu tố dẫn tới sảy thai hoặc buộc phải phá thai.
1. Bệnh tật
Lối sống lành mạnh, ăn uống đúng cách, có cân nặng hợp lý, tất cả những điều này sẽ góp phần tăng cường sức khỏe của thai nhi. Nếu bạn mắc bệnh nào đó, bạn sẽ cần kiểm soát bệnh và rất lưu ý trong khi dùng thuốc vì nó có thể gây sảy thai hoặc các khuyết tật bẩm sinh cho trẻ. Bệnh tiểu đường không được kiểm soát hoặc tình trạng tiền tiểu đường có thể dẫn tới các khuyết tật ở trẻ. Tránh dùng các thuốc động kinh để ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh.
2. Tuyến giáp
Hormon tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của một đứa trẻ khỏe mạnh và duy trì sức khỏe của mẹ.
Hormon tuyến giáp quan trọng đối với sự phát triển bình thường của não và hệ thần kinh của trẻ. Trong 3 tháng đầu tiên, bào thai phát triển phụ thuộc vào sự bổ sung hormon tuyến giáp của mẹ, được mang tới qua nhau thai. Khoảng tuần thứ 12, tuyến giáp của trẻ bắt đầu hoạt động. Cả hai tình trạng cường giáp và suy giáp đều có thể gây sảy thai. Vì vậy, bạn cần thận trọng và nên thực hiện những kiểm tra này khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai.
3. Tiêm chủng
Bạn cần chủng ngừa đầy đủ và nhận thức được tình trạng sức khỏe của mình. Rubella là một nhiễm vi-rút, nếu bạn mắc phải trong những tháng đầu thai kỳ, nó có thể gây khuyết tật bẩm sinh, vì vậy, bạn cần được tiêm phòng trước khi mang thai để ngăn ngừa biến chứng. Tiêm phòng đúng thời điểm giúp bảo vệ sức khỏe cho bạn và bé.
4. Các hóa chất độc hại
Tránh các hóa chất độc hại và các chất gây ô nhiễm môi trường ở nơi làm việc hoặc ở nhà như các hóa chất tổng hợp, kim loại, phân bón, thuốc xịt côn trùng, phân của mèo và các động vật gặm nhấm. Những chất này có thể làm tổn thương hệ sinh sản của cả nam và nữ. Phơi nhiễm với lượng nhỏ những chất này có thể dẫn tới sảy thai.
5. Các sản phẩm làm đẹp
Sơn móng tay, son môi và các mỹ phẩm khác có thể có các hóa chất như phthalate và có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của bào thai. Vì thế nên hạn chế sử dụng.
6. Thực phẩm chứa chất bảo quản
Dinh dưỡng đóng vai trò rất lớn trong sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Những thực phẩm chứa nhiều thuốc trừ sâu, chất bảo quản và các hóa chất khác có thể gây khuyết tật bẩm sinh vì vậy nên lựa chọn thực phẩm một cách khôn ngoan.
Bệnh ngộ độc thịt là một tình trạng nghiêm trọng do vi khuẩn Clostridium botulinum tấn công vào các dây thần kinh của cơ thể, bệnh có thể gây tử vong.
Áp lực công việc và cuộc sống ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần như thế nào? Các dấu hiệu cảnh báo kiệt sức, stress là gì? Các phương pháp giúp người trưởng thành cân bằng công việc và cuộc sống, duy trì sức khỏe tinh thần: quản lý thời gian, thư giãn, rèn luyện thể chất...
Một số nghiên cứu cho thấy diệp lục có thể giúp chữa lành da, bảo vệ cơ thể chống lại ung thư, giảm cân cùng nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên, diệp lúc có thật sự “thần thánh” như các quảng cáo vẫn đưa tin hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Mặc dù sữa nổi tiếng vì chứa nhiều canxi nhưng có nhiều loại thực phẩm khác có thể giúp mọi người đáp ứng nhu cầu bổ sung canxi mỗi ngày.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 300.000 phụ nữ tử vong khi mang thai hoặc sinh con và hơn 2 triệu trẻ sơ sinh tử vong trong tháng đầu tiên sau khi sinh; ước tính cứ 7 giây lại có 1 ca tử vong có thể phòng ngừa được.
Không dung nạp lactose ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng. Do đó việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp cải thiện triệu chứng khó chịu.
Bệnh đái tháo đường và đái tháo nhạt có chung chữ “đái tháo ” trong tên gọi và một số triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, hai căn bệnh này hoàn toàn không liên quan đến nhau. Chúng gây ra các tác hại khác nhau đối với sức khỏe con người và phương pháp điều trị cũng khác nhau. Cùng tìm hiểu sự khác biệt của 2 bệnh lý này qua bài viết sau!
Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.