Ngoài ra, còn được dùng để chữa ngứa trong một số bệnh ngoài da (eczema), điều trị dị ứng do thuốc, thức ăn, côn trùng đốt, một số triệu chứng trong sốc phản vệ và phù mạch.
Chlopheniramin: Thuốc được dùng trong viêm mũi dị ứng, mày đay, viêm mũi vận mạch, viêm kết mạc, phù Quincke, dị ứng thuốc hoặc thức ăn, côn trùng đốt, ngứa. Là thuốc bổ trợ trong điều trị cấp cứu sốc phản vệ và phù mạch.
Các trường hợp quá mẫn với clophenamin và các thành phần của thuốc, cơn hen cấp, phì đại tuyến tiền liệt, glôcôm góc hẹp, tắc bàng quang, hẹp môn vị, trẻ sơ sinh và trẻ đẻ thiếu tháng không được dùng. Thuốc có thể làm tăng nguy cơ bí tiểu tiện ở người phì đại tuyến tiền liệt.
Tác dụng an thần tăng lên khi uống rượu và dùng kèm các thuốc an thần khác. Thuốc gây buồn ngủ, chóng mặt. Thận trọng với người trên 60 tuổi, khi lái xe và vận hành máy móc, đòi hỏi phải tỉnh táo.
Alimemazin: Dùng trong trường hợp dị ứng đường hô hấp (viêm mũi dị ứng, hắt hơi, sổ mũi) và dị ứng ngoài da (mày đay, phù Quincke, mẩn ngứa), nôn thường xuyên ở trẻ em, mất ngủ ở người lớn và trẻ em, trạng thái sảng rượu cấp (do cai rượu), tiền mê trước phẫu thuật.
Thận trọng dùng với người cao tuổi (vì rất dễ bị giảm huyết áp thế đứng, đặc biệt khi thời tiết rất nóng hoặc rất lạnh gây nguy cơ tăng hoặc hạ nhiệt, gây buồn ngủ; không dùng thuốc cùng với rượu hoặc các thuốc ức chế thần kinh trung ương khác. Uống thuốc trước khi đi ngủ.
Tác dụng không mong muốn thường gặp: mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt nhẹ, khô miệng, đờm đặc. Nguy cơ ngừng hô hấp, thậm chí gây tử vong đột ngột ở trẻ em. Tuy nhiên, các tác dụng phụ này phụ thuộc vào liều dùng và thời gian điều trị.
Cetirizin hydroclorid: Chỉ định các thể viêm mũi dị ứng, mày đay, phù Quincke (giống chlopheniramin), có tác dụng kéo dài. Tuy nhiên thuốc cũng gây ngủ gà, mệt, khô miệng, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn. Các biểu hiện như chán hoặc thèm ăn, bí tiểu, tăng tiết nước bọt ít gặp.
Loratadin: Chỉ định giống chlopheniramin, có tác dụng kéo dài. Không hoặc ít gây buồn ngủ. Các phản ứng phụ thường gặp như đau đầu, khô miệng, chóng mặt, khô mũi, hắt hơi, viêm kết mạc, trầm cảm, loạn nhịp nhanh trên thất, trống ngực, buồn nôn, rối loạn kinh nguyệt, nổi mày đay, sốc phản vệ. Cần dùng liều thấp nhất có hiệu quả.
Promethazin: Chỉ định trong các bệnh dị ứng mày đay, phù Quincke, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc mắt, mẩn ngứa, an thần điều trị say tàu xe, chống nôn, dùng làm thuốc tiền mê.
Thuốc có tác dụng giống atropin: làm cho dịch phế quản quánh, khô miệng, rối loạn điều tiết thị giác, táo bón, bí đái, lú lẫn hoặc kích thích ở người cao tuổi. Không dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi.
Việc lựa chọn kháng histamin nào cần phải dựa vào mục đích điều trị, tác dụng phụ và giá tiền của thuốc phù hợp với điều kiện kinh tế của người bệnh.
Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh