Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bài thuốc điều trị chứng tai ù, tai điếc

Đông y cho rằng: Tai là ngoại khiếu của thận “Thận khai khiếu ở tai”, thuộc kinh túc thiếu âm thận, khí của thận thông lên tai, khi thận khí điều hòa thì tai nghe được ngũ âm (từ tiếng to đến tiếng nhỏ nhất).

Cơ chế sinh bệnh: Não là cái bể chứa tủy, thận sinh ra xương tủy. Tinh của thận hư tổn thì trí não kém không thông minh sáng suốt. Can (gan) và thận có quan hệ mật thiết với nhau: Khi can hỏa bốc lên cũng làm cho tai ù, tai điếc, đầu óc choáng váng, đau nhức đầu”.

Khi thận hư, tinh thoát ra nhiều thì tai điếc, khi tân dịch bị tổn thương thì tai ù. Do uất ức lâu ngày, làm khí của can nóng, hỏa bốc lên che lấp thanh khiếu thì long óc ù tai, tai điếc đau đầu khó chịu đó là do tinh và khí của can và thận không điều hòa.

Tai ù: Là khi người bệnh tự cảm thấy tiếng ve kêu trong tai, khi mệt mỏi thì trong tai có tiếng ù khó chịu. Nếu thuộc hư chứng: đầu choáng váng, mắt hoa, tim hồi hộp, eo lưng đau mỏi, lưỡi đỏ nhạt, mạch hư tế. Nếu thuộc thực chứng: mặt đỏ tai nóng, có khi đau nhức, hay tức giận, trong người luôn thấy bứt rứt, ngủ kém hoặc ngủ không sâu giấc, lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch huyền.

Khám ù tai ở người cao tuổi.

Tai điếc: Thường do tai ù mà không nghe tiếng động bên ngoài nên gọi là điếc. Cũng có các triệu chứng như tai ù nhưng nặng hơn. Nếu do tuổi già mà tai điếc là do tinh khí bị suy kém, phần nhiều thấy hạ nguyên suy kém. Người thành niên tự nhiên điếc phần nhiều do can đởm tích nhiệt hỏa bốc lên.

Tùy từng trường hợp mà dùng thuốc cho thích hợp.

Nếu do thận âm hư: Dùng phương pháp bổ âm tiềm dương.

Bài thuốc “Nhĩ lung tả từ hoàn”: thục địa 16g, hoài sơn 12g, sơn thù nhục 8g, đan bì 8g, trạch tả 8g, phục linh 12g, ngũ vị tử 8g, từ thạch 12g. Ngày một thang sắc uống 3 lần trong ngày.

Nếu người cao tuổi, dùng bài “Đại bổ âm hoàn”: hoàng bá 12g, tri mẫu 12g, thục địa 16g, quy bản 16g, tủy sống lợn một bộ, tán bột làm viên hoàn mật ong, mỗi viên 5g, ngày uống hai lần mỗi lần uống 2 viên với nước đun sôi để ấm, uống trước khi ăn sáng và tối.

Nếu do hạ nguyên hư tổn, dùng phương pháp ôn bổ thận dương.

Bài thuốc: “Bổ cốt chỉ hoàn”: thục địa 20g, đương quy 12g, xuyên khung 8g, từ thạch 12g, nhục quế 8g, thỏ ty tử 12g, xuyên tiêu 12g, bổ cốt chỉ 16g, bạch tật lê 12g, hồ lô ba 12g, đỗ trọng 12g, bạch chỉ 12g, thạch xương bồ 10g.

Nếu người cao tuổi hạ nguyên hư suy

Bài thuốc: “Hà xa đại tảo hoàn”: tử hà xa 1 bộ, đảng sâm 120g, thục địa 160g, đỗ trọng 120g, ngưu tất 80g, mạch môn đông 80g, thiên môn đông 80g, quy bản 160g, hoàng bá 120g, phục linh 120g. Tán bột làm viên hoàn mật ong, mỗi viên 5g, ngày uống hai lần mỗi lần uống 2 viên trước khi ăn sáng và ăn tối.

Nếu do can khí uất, can hỏa bốc lên, dùng phương pháp thanh can tả hỏa. Bài thuốc “Long đởm tả can thang”: long đởm thảo 20g, hoàng cầm 12g, mộc thông 12g, xa tiền tử 12g, đương quy 12g, sinh địa 12g, sài hồ 8g, cam thảo 4g. Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn, hoặc lúc đói.

TTND.BS. Nguyễn Xuân Hướng - Theo Sức khỏe& Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm