Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

6 nguyên nhân gây đau nhức ngực ở chị em

Dưới đây là những nguyên nhân gây ra các cơn đau nhức ở ngực của bạn.

Đau nhức ngực được coi là “cực hình” với chị em phụ nữ. Khi ngực bạn căng đau và ra tín hiệu “đừng chạm vào tôi”, đây sẽ là phiền phức khá lớn, song thường không gây ra vấn đề nguy hiểm. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến ngực bạn đau nhức:

Bạn đang trong thời kỳ tiền kinh nguyệt

Nguyên nhân phổ biến nhất của đau ngực ở phụ nữ là sự thay đổi hormone mỗi khi đến tháng. Đây là phản ứng bình thường của cơ thể đối với sự thay đổi estrogen, thường biểu hiện bằng việc sưng và đau trước kỳ khi kỳ kinh bắt đầu và trong ngày đầu tiên của chu kỳ. Loại đau này được gọi là đau theo chu kỳ vì nó liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn.

Tin tốt là cảm giác đau nhức này sẽ biến mất khi kết thúc kỳ kinh.Thuốc tránh thai có thể giúp bạn hạn chế đau ngực, vì chúng ngăn chặn sự rụng trứng và giữ ổn định mức estrogen. Nếu bạn muốn giảm đau bằng các loại thuốc không kê đơn, hãy sử dụng dầu hoa anh thảo.

Tăng cường độ luyện tập đột ngột

Nếu bạn đột nhiên chuyển sang thói quen tập tạ mới, bạn có thể bị đau ngực, nhưng cảm giác khó chịu này thực sự bắt nguồn từ các cơ dưới ngực. Các cơ ngực nằm ngay dưới các mô vú, vì vậy hãy thư giãn cơ ngực để giảm đau. Bạn có thể sử dụng các miếng đệm tạo nhiệt hoặc dùng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ.

Kéo vật nặng

Nếu bạn cố gắng nâng hoặc xách túi nặng, bạn có thể làm căng cơ ngực. Khi đó, bạn sẽ bị đau nhức cơ bên dưới mô vú. Để giảm đau, bạn có thể làm tương tự như trên, dùng nhiệt hoặc thuốc giảm đau.

Áo ngực không đúng kích cỡ

Mặc áo cực sai cỡ cũng có thể đem đến nhiều hậu quả nghiêm trọng với ngực của bạn. Nếu áo ngực quá chật hoặc quá nhỏ, phần gọng áo sẽ tì vào ngực bạn, dẫn đến đau ngực, đặc biệt khi bạn hoạt động hoặc chuyển động lên xuống suốt cả ngày. Cách giải quyết là hãy sử dụng một chiếc áo ngực thật vừa vặn.

Nếu ngực của bạn to, bạn rất cần một chiếc áo ngực vừa vặn để có thể luyện tập thể thao. Trong thực tế, một nghiên cứu cho thấy một trong ba vận động viên marathon được báo cáo bị đau ngực. Để khắc phục điều này, bạn cần một chiếc áo ngực thể thao phù hợp để hỗ trợ hoạt động khi tập luyện.

Bạn có mô vú sần

Nếu bạn có mô vú sần (tên khoa học là mô vú Fibrocystic), bạn sẽ quen với những cơn đau nhức ngực do chu kỳ kinh nguyệt. Theo National Breast Cancer Foundation, mô vú sần, không đồng đều là đặc trưng của u nang chứa dịch, và không nhất thiết là dấu hiệu của ung thư vú. Tuy nhiên, những người này sẽ nhạy cảm hơn với những thay đổi nội tiết tố.

Bạn uống quá nhiều cà phê

Mặc dù cà phê và trà không trực tiếp gây ra đau nhức ngực, nhưng một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc cắt giảm lượng caffein có thể giảm bớt sự khó chịu, đặc biệt là đối với những phụ nữ có mô vú Fibrocystic nói trên. Nếu ngực của bạn ngày càng sần và bạn có thói quen uống cà phê ba bữa một ngày, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc cắt giảm cà phê.

Nói chung, đau nhức ngực tạm thời và ngực nhạy cảm không có gì quá nghiêm trọng. Các cơn đau thường chỉ kéo dài một vài ngày, sau đó biến mất. Trong trường hợp ngực bạn ngày càng đau đớn và tình trạng trầm trọng hơn, hãy đi khám ngay lập tức. Ngoài ra, bên nên có thói quen kiểm tra ngực thường xuyên để đảm bảo không có bất kỳ thay đổi đột ngột nào về hình dáng ngực. Nếu có gì khác thường, hãy nói ngay với bác sĩ.

Tham khảo thêm bài viết Những điều cần biết về chu kỳ kinh nguyệt

Bình luận
Tin mới
  • 06/05/2024

    6 trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn - khi nào cần đến bệnh viện

    Nhận biết các trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn giúp bạn tránh gặp phải tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

Xem thêm