Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nhiễm trùng thai kỳ: bệnh viêm tuyến vú

Viêm tuyến vú hay viêm vú, viêm tuyến sữa là một bệnh nhiễm trùng các mô vú gây đau ngực, sưng, nóng và đỏ vú. Khi bị viêm vú cũng có thể bị sốt và ớn lạnh. Phổ biến nhất ở phụ nữ cho con bú, tuy nhiên vẫn có thể xảy ra ở người không cho con bú. Cứ 3 phụ nữ đang cho con bú thì có 1 người bị viêm vú.

Bệnh viêm tuyến vú phát triển khi vi khuẩn (thường là cầu khuẩn hoặc liên cầu khuẩn) từ miệng bé tới ngực mẹ khi bú, gây viêm nhiễm trong và xung quanh tuyến sữa. Đặc biệt, phụ nữ bị viêm tuyến vú thường sốt, đau và mẩn đỏ vùng quanh bầu vú, hoặc có thể đau nhức cơ thể và mệt mỏi như khi bị cúm.
 
Hậu quả của bệnh viêm tuyến vú là gì?
Nếu không được phát hiện hoặc chữa trị, viêm tuyến vú thông thường có thể dẫn tới áp-xe.
Người bệnh bị nghi ngờ mắc áp-xe khi khu vực đỏ trên da xuất hiện khối u. Phụ nữ thấy đau và sốt do viêm tuyến vú liền nhanh chóng liên hệ sớm với bác sĩ, nên việc hình thành áp xe là hiếm. Tuy nhiên, phát hiện bệnh áp-xe sớm vẫn tốt hơn vì điều trị áp-xe khác điều trị viêm tuyến vú thông thường.
Nếu không được phát hiện hoặc chữa trị, viêm tuyến vú thông thường có thể dẫn tới áp-xe.
 
Người bệnh bị nghi ngờ mắc áp-xe khi khu vực đỏ trên da xuất hiện khối u. Phụ nữ khi thấy đau và sốt do viêm tuyến vú liền nhanh chóng liên hệ sớm với bác sĩ, nên việc hình thành áp xe là khá hiếm. Tuy nhiên, phát hiện bệnh áp-xe sớm vẫn tốt hơn vì điều trị áp-xe khác điều trị viêm tuyến vú thông thường.
 
Viêm tuyến vú được chẩn đoán thế nào?
Chẩn đoán viêm tuyến vú cần rõ ràng, minh bạch. Thai phụ mắc bệnh nên liệt kê các triệu chứng với bác sĩ để được nhận định bệnh và kê thuốc điều trị. 
 
Điều trị viêm tuyến vú thế nào?
Viêm tuyến vú thường được điều trị bằng kháng sinh trong vòng 24 giờ. Dicloxacillin (Dycill), thường được kê đơn, uống 500 mg mỗi 6 giờ trong vòng 7 tới 10 ngày. Phụ nữ dị ứng penicillin, có thể thay thế bằng 500mg erythromycin (Ery-Tab) và 300 mg clindamycin (Cleocin) 6 tiếng một lần (lưu ý rằng, liều lượng thuốc cần dùng còn tùy thuộc vào tình hình bệnh của từng người, do đó, bác sĩ sẽ chỉ định một liều lượng hợp lý). Ngoài ra, vắt hết sữa trong vú bằng cách cho con bú hết hoặc dùng máy bơm sữa để bệnh nhiễm trùng nhanh chóng biến mất.
Nếu viêm tuyến vú không được điều trị trong vòng 48 đến 72 giờ, thai phụ có thể bị áp-xe. Khi đó, quá trình điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Áp-xe sẽ phải trích - rạch và nạo mủ. Thai phụ có thể sẽ phải tới phòng cấp cứu hoặc phòng mổ, ngoài ra cũng sẽ phải dùng kháng sinh. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm nhiễm mà thai phụ sẽ được chỉ định tiêm thay vì uống như bình thường.
Sau khi áp-xe được nặn mủ, mẫu áp-xe sẽ được gửi tới phòng thí nghiệm để xác định vi khuẩn gây nhiễm trùng. Mặc dù ung thư ít xảy ra với phụ nữ trẻ mắc bệnh viêm tuyến vú sau sinh, nhưng mẫu mô vú vẫn có thể được xét nghiệm để khẳng định ung thư không xuất hiện.
Thông tin thêm trong bài viết: Những điều cần biết về bệnh viêm vú
Bình luận
Tin mới
Xem thêm