Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

5 hiểu lầm về bệnh viêm đường tiết niệu

Hạn chế quan hệ tình dục và tăng cường uống nước việt quất để chống nhiễm khuẩn là bạn sẽ không phải lo lắng gì về bệnh viêm đường tiết niệu – ít nhất thì đây cũng là kinh nghiệm mà mọi người hay truyền cho nhau. Những kinh nghiệm truyền miệng có phải lúc nào cũng đúng? Hãy cùng chúng tôi khám phá 5 hiểu lầm thường gặp nhất khi nói về bệnh viêm đường tiết niệu.

Hiểu lầm 1: Mắc viêm đường tiết niệu là do thói quen vệ sinh 

Theo bác sỹ Steven Sterious thuộc khoa tiết niệu, Trung tâm y tế Einstein ở Philadenphia (Mỹ), bạn vẫn có thể trở thành nạn nhân của căn bệnh này ngay cả khi giữ vệ sinh sạch sẽ. Nghiên cứu cho thấy rằng bồn tắm nước nóng, băng vệ sinh, mặc quần áo quá chật là những yếu tố nguy cơ có thể thúc đẩy sự hình thành của bệnh.

Hiểu lầm 2: Chỉ có phụ nữ mới bị mắc viêm đường tiết niệu

Khoảng 12% đàn ông Mỹ đã từng bị mắc viêm đường tiết niệu ít nhất một lần trong đời. Dù là nam hay nữ thì cũng đều có nguy cơ mắc bệnh như nhau. Nam giới trẻ tuổi ít khi mắc bệnh nhưng bệnh này lại khá phổ biến khi nam giới bước vào độ tuổi 50 và đặc biệt cao ở đàn ông 60, 70 tuổi.  

Tuy nhiên không thể phủ nhận rằng phụ nữ cũng rất dễ mắc viêm đường tiết niệu. (Theo một nguồn tin từ UCLA, nguy cơ bị mắc căn bệnh này ít nhất một lần trong đời một người phụ nữ là hơn 50%). Nguyên nhân được cho là do đặc điểm giải phẫu hệ tiết niệu – sinh dục nữ: Niệu đạo của phụ nữ ngắn hơn nam giới nên các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập trực tiếp vào bàng quang. Ngoài ra, lỗ niệu đạo nữ giới cũng rất gần với hậu môn và âm đạo là những vị trí rất nhiều vi khuẩn.

Hiểu lầm 3: Uống nước việt quất có thể giúp phòng viêm đường tiết niệu

Trong quả nam việt quất có chứa một hoạt chất có tác dụng ngăn cản sự bám dính của vi khuẩn lên thành bàng quang. Tuy nhiên một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nước ép nam việt quất và các thực phẩm chức năng không chứa đủ thành phần có hoạt tính này để mang lại tác dụng điều trị. Theo bác sỹ Sterious, khi so sánh với giả dược, các sản phẩm từ nam việt quất không cho thấy hiệu quả làm giảm đáng kể nguy cơ và thời gian mắc bệnh viêm đường tiết niệu. Ngoài ra, nước ép nam việt quất cũng thường chứa nhiều đường nên cũng không thực sự có lợi cho sức khỏe.

Hiểu lầm 4: Chỉ những phụ nữ có hoạt động tình dục thì mới mắc viêm đường tiết niệu

Bệnh viêm đường tiết niệu có thể khởi phát ở bất cứ thời điểm nào của cuộc đời, nó đặc biệt phổ biến trong thời kỳ mang thai, mãn kinhtiền mãn kinh. Quan hệ tình dục có thể thúc đẩy sự khởi phát của bệnh nhưng nó không phải là yếu tố nguy cơ duy nhất. Một số liệu pháp tránh thai như sử dụng chất diệt tinh trùng hay màng ngăn âm đạo – cũng như mắc một số căn bệnh về miễn dịch và bất thường về giải phẫu hệ tiết niệu hay một số biến chứng cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh. Đôi khi viêm đường tiết niệu không có nguyên nhân thực sự rõ ràng.

Hiểu lầm 5: Bị mắc viêm đường tiết niệu nhiều hơn 1 lần là rất nguy hiểm

Viêm đường tiết niệu là căn bệnh phổ biến đến mức một số phụ nữ hầu như hay bị tái phát thành nhiều đợt gần nhau. Bác sỹ sẽ cần theo dõi bệnh tình của bạn kỹ hơn nếu như bạn bị mắc tới vài đợt trong khoảng thời gian 6 tháng, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là bạn đang gặp phải một điều gì đó rất nghiêm trọng. Với hầu hết phụ nữ, viêm đường tiết niệu thường sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, vẫn không loại trừ khả năng vi khuẩn sẽ lan sang các phần khác như thận và trở thành một vấn đề đáng phải quan tâm. Do đó, tốt nhất là nên điều trị sớm và dứt điểm mỗi khi bị viêm đường tiết niệu.

Thông tin thêm tham khảo tại bài viết: Bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới và cách xử lý, phòng ngừa

Bình luận
Tin mới
  • 24/11/2024

    Thoát vị khe hoành là gì?

    Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.

  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

Xem thêm