Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phát hiện virus Nipah gây phù não có nguy cơ tử vong cao gấp 75 lần so với virus SARS-CoV-2, nguy cơ trở thành là đại dịch tiếp theo toàn cầu!

Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra virus Nipah - có nguồn gốc từ một loài dơi ăn quả trở thành mối lo ngại nghiêm trọng tiếp theo cho toàn cầu.

Trả lời hãng tin The Sun của Anh, Tiến sĩ Melanie Saville - Giám đốc phụ trách nghiên cứu và phát triển vaccine thuộc Tổ chức CEPI đã cảnh báo: “Thế giới hãy chuẩn bị cho một đại dịch lớn tiếp theo”.

Ảnh: Alamy.
Cảnh báo này được đưa ra sau khi các nhà khoa học báo cáo về những căn bệnh lây truyền từ động vật sang người. Theo đó, loài người đang đối mặt với nguy cơ gia tăng của các đợt dịch bệnh bùng phát, và rất có thể trong nhiều căn bệnh đó có nguyên nhân lây truyền từ động vật. Các báo cáo cũng ghi nhận sự xung đột gia tăng giữa con người với thiên nhiên, khi quá trình đô thị hóa đẩy môi trường sống tự nhiên của động vật thu hẹp và tụt lùi trở lại. Kịch bản này được ghi nhận cho những trường hợp đầu tiên lây nhiễm virus Nipah cho người chăn nuôi lợn tại Malaysia.

Virus Nipah xuất hiện từ đâu?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), virus Nipah (NiV) là một loại virus lây truyền từ động vật sang người có thể lây truyền qua thực phẩm bị ô nhiễm hoặc trực tiếp giữa người với người. Đối với những người bị nhiễm virus, tình trạng bệnh sẽ tiến triển nặng từ nhiễm trùng không có triệu chứng (cận lâm sàng) đến bệnh đường hô hấp cấp tính và thậm chí có trường hợp tử vong do viêm não.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cũng trích dẫn nhiều triệu chứng của bệnh bao gồm: sốt, nôn mửa, đau đầu, mất phương hướng, co giật và thậm chí là hôn mê. CDC cũng đưa ra lưu ý rằng các triệu chứng thường xuất hiện sau 4-14 ngày tiếp xúc với virus.

Ảnh: Reuters.
Virus Nipah được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1999 tại Malaysia. Từ đó đến nay, không có bất kỳ đợt bùng phát nào được ghi nhận ở quốc gia Đông Nam Á này. Virus cũng đã được báo cáo tìm thấy ở Bangladesh từ năm 2001. Theo WHO, hầu như mỗi năm quốc gia này đều trải qua các đợt bùng phát của virus. WHO cũng cho biết thêm là các quốc gia Campuchia, Ghana, Philippines, Indonesia, Madagascar và Thái Lan có nguy cơ lây nhiễm do phát hiện ổ chứa tự nhiên của virus, chủ yếu là ở loài dơi Pteropus. Trong các đợt bùng phát trước được ghi nhận tại nhiều vùng khác nhau thuộc châu Á, lo ngại vì tỷ lệ tử vong của virus có thể dao động từ 40-75%. Nếu so với dịch COVID-19, báo cáo của Đại học Hoàng gia Anh cho ước tính tỷ lệ tử vong của đại dịch chỉ rơi vào khoảng 1%. Điều này khiến cho thấy đợt bùng phát của virus Nipah có khả năng nguy hiểm hơn rất nhiều.

Không phải là mối hiểm họa “duy nhất”

Mặc dù virus Nipah có khả năng đe dọa cao hơn nhiều so với đại dịch Covid-19, nhưng nó không phải là duy nhất. Có tới 260 virus tương tự trong họ virus Nipah, và tất cả đều có khả năng gây ra dịch.

Theo các chuyên gia, virus Nipah là một trong những loại virus hoàn toàn có thể gây ra đại dịch toàn cầu. Virus Nipah có nhiều đặc điểm rất đáng quan tâm. Nghiên cứu cho thấy có nhiều loại virus khác trong cùng một họ có thể lây lan giữa người với người, và làm gia tăng khả năng tồn tại một biến thể dễ lây lan hơn của virus Nipah trong tương lai. Cảnh báo được đưa ra là chúng ta không nên chỉ quan tâm đến virus Nipah mà còn có rất nhiều các bệnh truyền nhiễm mới nổi khác đã được công nhận là có khả năng gây đại dịch, trong đó bao gồm cả các mầm bệnh không xác định hiện nay được gắn thẻ là "Bệnh X".

Theo EcoHealth Alliance, hiện nay trong số 1,67 triệu virus chưa được biết trên hành tinh, có tới 827.000 loại virus có khả năng lây nhiễm sang người từ động vật. Trong một nghiên cứu đăng trên Nature Communications, khu vực Đông Nam Á, Nam Phi và Trung Phi, các khu vực xung quanh Amazon và miền đông Australia được xác định là những khu vực có nguy cơ mắc các bệnh mới cao nhất trên toàn cầu.

Tham khảo thêm thông tin tại: Miễn dịch cộng đồng là gì?

 

Theo Tổng hợp từ Sciencetimes
Bình luận
Tin mới
  • 06/07/2025

    Giải pháp làm mát phòng hiệu quả trong mùa hè

    Mùa hè với nền nhiệt cao kéo dài và độ ẩm tăng mạnh không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng giấc ngủ. Cảm giác oi bức khiến việc chìm vào giấc ngủ trở nên khó khăn và thường xuyên bị gián đoạn trong đêm.

  • 05/07/2025

    Uống bao nhiêu cà phê là quá nhiều?

    Cà phê từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của hàng triệu người mỗi sáng. Tuy nhiên, uống bao nhiêu là đủ để tốt cho sức khỏe và khi nào thì trở thành quá nhiều?

  • 05/07/2025

    Những câu hỏi thường gặp về nước kiềm

    Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.

  • 05/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 04/07/2025

    Bổ sung creatine đúng cách để cải thiện sức khỏe

    Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.

  • 04/07/2025

    Tìm hiểu về các loại bệnh võng mạc

    Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.

  • 03/07/2025

    5 lợi ích tiềm năng khi ăn chuối luộc

    Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?

  • 03/07/2025

    10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng

    Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!

Xem thêm