Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những loại rau, trái cây bà bầu tuyệt đối không nên ăn khi mang thai 3 tháng đầu

Bà bầu không nên ăn hoa quả gì khi mang thai đang là những câu hỏi được nhiều phụ nữ quan tâm. Để có sức khoẻ tốt trong suốt thai kì đặc biệt là 3 tháng đầu, giai đoạn quan trọng và khó khăn nhất vì nguy cơ sảy thai rất cao và mệt mỏi do ốm nghén. Vậy khi mang thai, bà bầu nên kiêng ăn những loại trái cây, loại rau gì để bảo đảm thai nhi khỏe mạnh.

Quả nhãn

Được xếp vào loại quả ngon miệng bởi mùi thơm đặc trưng và vị ngọt hấp dẫn. Tuy nhiên, đây lại cũng là một loại quả mẹ bầu không nên ăn trong quá trình mang thai. Bởi phụ nữ mang thai thường có triệu chứng nóng trong và thường có các hiện tượng táo bón, ăn nhãn nhiều sẽ tăng nóng trong, động huyết động thai, ra huyết đau bụng, đau tức bụng dưới, thậm chí tổn thương thai khí. Vì thế mẹ bầu nên lưu tâm với loại quả này.

Quả dứa

Không phải ngẫu nhiên mà người ta cho dứa vào danh sách cấm với mẹ bầu 3 tháng đầu. Dứa là loại quả ngọt, thơm, nhưng có thể gây ra những cơn co thắt tử cung làm sảy thai; gây tiêu chảy hoặc dị ứng cho bà bầu. Nguyên nhân là do dứa tươi có chứa bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, tạo ra chất gây phá thai. Tuy nhiên, qua 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu có thể ăn một lượng dứa vừa phải, phù hợp với nhu cầu của cơ thể.

Đu đủ xanh

Nhiều nghiên cứu cho thấy đu đủ xanh hoặc chưa chín hẳn chứa rất nhiều enzymes và mủ, có thể gây nên sự co thắt tử cung với hậu quả là gây sảy thai.

Hơn nữa, đu đủ xanh còn chứa prostaglandin và oxytocin là những chất mà cơ thể rất cần để khởi động cho giây phút ra đời của đứa trẻ. Vì thế, khi chưa đủ ngày đủ tháng để đứa trẻ ra đời, nếu ăn đu đủ xanh thì rất có thể mẹ bầu sẽ bị sảy thai.

Dưa hấu ướp lạnh

Ăn quá nhiều dưa hấu khi mang bầu sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao. Trong quá trình mang thai, tâm lý của nhiều phụ nữ không ổn định, sinh lý cũng có nhiều thay đổi, lượng insulin tiết ra không đủ, khiến tác dụng của đường trong máu giảm, đẩy nồng độ đường trong máu lên cao, gây ra bệnh tiểu đường.

Ăn dưa hấu lạnh dễ khiến bà bầu bị đau bụng và tiêu chảy. Do đó, bà bầu không nên ăn quá nhiều dưa hấu, càng không nên ăn dưa hấu ướp lạnh, dù là ngày hè có oi bức đến đâu.

Vải

Khác với nhãn, vải không gây nóng quá nhiều cho cơ thể. Vấn đề của nó lại nằm ở lượng đường quá nhiều. Vì vậy, nếu bị thừa cân hay có nguy cơ bị tiểu đường, mẹ bầu nên tránh ăn nhiều vải.

Mận

Chứa nhiều vitamin A, khi ăn mận, bà bầu sẽ được cung cấp một lượng lớn carotene hữu ích cho cửa sổ tâm hồn. Ngoài ra, sắt, kali, chất béo, phốt pho, protein trong mận còn giúp giải độc cơ thể hiệu quả. Tuy nhiên, về tính nóng, mận cũng không kém phần như nhãn hay đào. Mẹ bầu nên hạn chế ăn nếu không muốn bị phát ban do nóng.

Ổi

Là loại trái cây ăn vặt khá lý tưởng cho các bà bầu, nhất là mỗi lúc đi làm. Tuy nhiên, ngoài tính nóng, ăn ổi không gọt vỏ có thể gây hiện tượng táo bón.

Mãng cầu (na)

Thơm, ngọt nhưng không ngán, mãng cầu là loại quả đa số ai cũng khoái khẩu. Nếu mẹ bầu không muốn tăng thêm số lượng thực phẩm gây nóng vào thực đơn ăn uống hằng ngày, nhớ hạn chế nạp mãng cầu nhé!

Vú sữa

Hạn chế ăn nhiều loại trái cây có tính nóng này, và lưu ý chỉ ăn phần ruột trong, không “lấn” ra phần thịt chát bên ngoài, vì nó có thể gây táo bón.

Mướp đắng (khổ qua)

Nguyên nhân là do mướp đắng rất ít chất xơ và chất béo, không phù hợp với chế độ dinh dưỡng của phụ nữ mang thai và cho con bú. Ngoài ra, phụ nữ mang thai ăn mướp đắng có thể gây giảm đường huyết. Hơn nữa, các hạt mướp đắng có chứa một chất tên là vicine – một độc tố có khả năng gây ra hội chứng cấp tính như nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê với những bà bầu nhạy cảm.

Một nguyên nhân nữa mà các chuyên gia khuyên trong dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai không nên có mướp đắng là vì mướp đắng được coi là một loại quả kích thích tử cung và có thể dẫn đến sinh non. Phụ nữ khi đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì một số thành phần không tốt có thể được truyền qua sữa mẹ.

Táo mèo

Nhiều tài liệu ghi chép, táo mèo có tác dụng làm hưng phấn tử cung, có thể thúc đẩy tử cung co bóp, gây sảy thai và sinh non.

Quả đào

Quả đào có vị ngọt, tính nóng nên nếu ăn nhiều đào, bà bầu dễ bị xuất huyết. Lông ở vỏ quả đào rất dễ gây ngứa, rát cổ họng. Vì thế bà bầu nên hạn chế ăn đào, nếu có ăn thì nên gọt vỏ và không nên ăn thường xuyên.

Những điều cấm kỵ khi bà bầu ăn hoa quả

Việc ăn uống khi mang thai không cần quá nghiêm ngặt tuy nhiên các mẹ bầu vẫn cần chú ý để tránh gặp phải rắc rối không mong muốn. Ngay cả việc ăn hoa quả trong thai kỳ cũng có những nguyên tắc riêng mà chị em nên lưu ý.

Đồng ý rằng hoa quả là thực phẩm giàu dưỡng chất, rất có lợi cho sản phụ tuy nhiên nếu ăn không đúng cách sẽ gây phản tác dụng.

Ăn hoa quả chưa rửa: Cũng như trong các loại thịt tái, sống, hoa quả chưa rửa có chứa các loại ký sinh trùng, chất hóa học, chất bảo vệ thực vật như toxoplasmosis và nhiều hóa chất độc khác gây hại cho sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.

Không súc miệng sau khi ăn hoa quả: Hầu hết các loại trái cây đều chứa carbohydrate lên men, axit có tính ăn mòn răng. Nếu mẹ ăn nhiều trái cây nhưng lại không biết giữ vệ sinh răng miệng đúng cách thì sẽ liên tục đưa axit vào tiếp xúc với răng của mình. Ngoài ra, trong trái cây cũng có đường và nước bọt sẽ không thể loại bỏ hết được chúng, cũng như không thể trung hòa axit. Điều này rất dễ làm hại răng của mẹ bầu. Vì vậy, lời khuyên của các nha sĩ là nên súc miệng sạch sau khi ăn trái cây.

Ăn quá nhiều hoa quả: Trên thực tế, ăn bất cứ thứ gì nhiều quá cũng không tốt và với trái cây cũng vậy. Mặc dù trái cây bổ dưỡng nhưng lại không chứa đầy đủ tất cả các loại dưỡng chất đặc biệt là protein và chất béo – hai loại chất này lại vô cùng quan trọng cho sự tăng trưởng của thai nhi trong bụng mẹ.

Ăn hoa quả ngay sau bữa ăn: Ăn hoa quả ngay sau bữa ăn chính có thể gây đầy hơi và táo bón cho mẹ bầu – chứng bệnh thường gặp trong thai kỳ. Vì vậy mẹ bầu nên ăn trong vòng 2 giờ sau ăn và 1 giờ trước bữa ăn chính.

Hoa quả để lạnh: Đồ ăn vừa được lấy ra từ tủ lạnh đặc biệt là hoa quả rất dễ khiến mẹ bầu đau bụng, tiêu chảy. Chính vì vậy, chị em chỉ ăn sau khi đã để đồ ăn ra ngoài khoảng 1 giờ.

Trái cây có tính nóng: Ăn quá nhiều loại hoa quả có tính nóng như táo gai (táo mèo), anh đào, quả lựu, vải thiều… sẽ khiến mẹ bầu dễ dàng “bốc hỏa” và khiến tậm trạng dễ nóng nảy. Tốt hơn hết là nên hạn chế ăn.

Những loại rau làm tăng nguy cơ sảy thai mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn

1. Ngải cứu

Đây là loại rau có tác dụng xoa dịu những cơn đau cơ, giúp tuần hoàn máu, giảm cơn đau vùng bụng và được sử dụng trong một số bài thuốc dành cho người bị động thai hay sảy thai liên tiếp. Tuy nhiên, một số nghiên cứu mới đây cũng cho thấy bà bầu ăn quá nhiều ngải cứu trong ba tháng đầu tăng nguy cơ bị ra máu, co bóp cổ tử cung nên dễ dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.

2. Rau răm

Phụ nữ có thai 3 tháng đầu thì nên hạn chế ăn rau răm, vì ăn rau răm nhiều dễ bị mất máu. Thêm vào đó, trong rau răm có chứa chất gây tình trạng co bóp tử cung dễ sảy thai. Tuy nhiên, một vài cọng rau răm ăn kèm với trứng vịt lộn thì không vấn đề gì.

3. Rau sam

Đây là loại rau dễ trồng dễ chăm, nó vừa là thảo dược vừa là thực phẩm chế biến món ăn, mang tính dược hàn. Thực tế chứng minh khi dùng rau sam thì nó kích thích tử cung khá mạnh, có thể làm tăng số lần và cường độ thu co của tử cung và hậu quả là gây ra sảy thai.

4. Rau bina

Rau bina chứa rất nhiều vitamin K cũng như giàu chất sắt. Tuy nhiên, nếu ngày nào mẹ bầu cũng ăn loại rau này thì nguy cơ sảy thai sẽ tăng lên rất cao đấy nhé. Để cung cấp lượng sắt qua loại rau này, mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 1-2 bữa rau bina mỗi tháng để đảm bảo cho cả mẹ và bé.

5. Rau ngót

Rau ngót gây hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung, tiêu chảy do trong rau ngót tươi có chứa một chất có hàm lượng papaverin nên nếu dùng trên 30 gam lá tươi thì có nguy cơ sảy thai cao. Mẹ nào có tiền sử sảy thai liên tiếp, đẻ non, con quý hiếm thì nên hạn chế ăn canh rau ngót.

6. Súp lơ

Mặc dù súp lơ xanh có hàm lượng lớn vitamin C rất tốt cho bé nhưng nếu mẹ ăn súp lơ xanh hàng ngày, nhất là khi mới có thai có thể làm tăng nguy cơ bị sảy thai. Lý do là quá nhiều vitamin C cũng không tốt cho chị em trong quá trình mang thai. Cũng giống như súp lơ xanh, nếu ăn quá nhiều súp lơ trắng hàng ngày thì mẹ bầu cũng có nguy cơ sảy thai do hàm lượng vitamin C có trong loại rau này rất cao.

7. Ớt chuông

Đây là thực phẩm có vị cay, đắng nó sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai cho bà bầu đấy nhé. Ớt chuông cũng là loại quả thuộc nhóm thực phẩm có vị cay, đắng. Thỉnh thoảng, ăn một bữa ớt chuông thì không sao nhưng nếu ngày nào cũng ăn thì sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai cho chị em.

8. Cải xoăn

Cải xoăn là loại rau tốt cho chị em trong chu kỳ kinh nguyệt nhưng lại không tốt cho người mang thai. Nếu thích cải xoăn, mẹ bầu chỉ nên ăn 1-2 thìa không nên sử dụng chúng quá nhiều vì nó có thể làm chị em sảy thai.

9. Mướp đắng

Nếu mẹ bầu quá lạm dụng mướp đắng lại gây ra những nguy hiểm khó lường vì vị đắng của loại quả này có thể làm co bóp dạ dày và tử cung. Điều này dẫn tới hậu quả là dễ gây sẩy thai, đẻ non ở những phụ nữ có nguy cơ cao như tử cung ngả sau, tử cung có sẹo, nạo phá thai nhiều lần.

Những mẹ mang bầu 3 tháng đầu cần chú ý ăn uống để tránh xảy ra những việc đáng tiếc. Hy vọng qua bài viết này, các mẹ có thêm nhiều kiên thức để chú ý tới chế độ dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi.

Theo Sức khỏe tổng quát
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

Xem thêm