Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những bệnh lây qua đường tình dục không thể chữa khỏi

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục được lây nhiễm từ người này sang người khác qua quan hệ tình dục đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng.

Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) là phổ biến, một số bệnh có thể chữa khỏi nhưng có những bệnh chỉ hạn chế bệnh tái phát và không thể chữa khỏi.

Có nhiều STD khác nhau, trong đó, có 8 STD đang có số người bệnh mắc phổ biến nhất là: giang mai, viêm gan B, bệnh lậu, Herpes đơn dạng, Chlamydia, HIV, Trichomonas, HPV. Tùy thuộc vào loại STD bị nhiễm, một người có thể chữa khỏi bệnh hay chỉ kiểm soát bệnh. Nhiều người có thể điều trị, thậm chí có thể chữa khỏi thông qua thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng virut và một số STD có thể tự khỏi. Tuy nhiên, vẫn còn 4 STD không thể chữa được là bệnh viêm gan b, Herpes, HIV và HPV, chúng chỉ có thể được kiểm soát bằng các phương pháp điều trị và sử dụng thuốc.

nhung-benh-lay-qua-duong-tinh-duc-khong-the-chua-khoi-1

Nhiễm Human Papilloma virus (HPV) là 1 trong 4 STD không thể chữa khỏi.

Bệnh viêm gan B: Viêm gan B là bệnh phổ biến toàn cầu do virut viêm gan B (HBV) gây ra. Bệnh có thể diễn biến cấp tính hoặc mạn tính và có hậu quả cuối cùng là xơ gan hoặc ung thư gan. Virut viêm gan B rất dễ lây. Khả năng lây nhiễm cao hơn HIV 100 lần. Khi quan hệ tình dục không an toàn với người bị viêm gan siêu vi B, sẽ có khả năng bị nhiễm HBV vì virut có trong dịch tiết của người nhiễm và thâm nhập thân thể qua các vết xước nhỏ và di chuyển vào máu. Phương thức lây truyền qua đường tình dục đặc biệt hay gặp ở những người đàn ông không được tiêm chủng có quan hệ tình dục với đồng giới có nhiều bạn tình hoặc tiếp xúc với gái mại dâm. Hầu hết các trường hợp nhiễm HBV đều không có triệu chứng và người lớn có thể tự mình chống lại virut. Nếu bị viêm gan B, người bệnh nên nói chuyện với bác sĩ về việc kiểm tra gan và các lựa chọn thuốc để giảm bớt triệu chứng bệnh. Điều chỉnh hệ thống miễn dịch và thuốc kháng virut có thể giúp làm chậm virut gây hại cho gan.

Herpes (mụn rộp sinh dục): Mụn rộp sinh dục hay còn gọi với cái tên khác là Herpes sinh dục là một loại bệnh lây truyền qua đường tình dục, do virut Herpes Simplex (HSV) gây nên. Nhiễm HSV có thể gây ra vết loét và mụn nước quanh môi, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn. Mụn rộp sinh dục phổ biến ở nữ giới hơn là nam giới. HSV lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với vết loét Herpes. HSV cũng có thể có mặt trên da ngay cả khi không có vết loét. Nếu một người tiếp xúc với virut trên da người bị nhiễm bệnh thì người đó cũng có thể bị nhiễm bệnh. Mụn rộp sinh dục là loại bệnh khó chữa khỏi, tuy nhiên, một số loại thuốc có thể rút ngắn thời gian tái phát các thương tổn và làm cho nó ít nghiêm trọng hơn hoặc thậm chí ngăn chặn xảy ra.

Nhiễm HIV: Một trong những đường lây truyền chủ yếu của HIV là qua quan hệ tình dục. Trong khi giao hợp sẽ tạo ra rất nhiều vết xước nhỏ mà mắt thường không thể nhìn thấy được. HIV có rất nhiều trong tinh dịch và dịch âm đạo sẽ thông qua các vết xước này để đột nhập cơ thể. Những kiểu giao hợp gây nhiều xây xước (qua đường hậu môn) sẽ rất dễ bị nhiễm HIV. Trong quan hệ tình dục, ai là người nhận tinh dịch, người đó dễ bị nhiễm HIV hơn. Người mắc bệnh lây qua đường tình dục mạn tính có viêm loét như giang mai, lậu, hạ cam... có nguy cơ nhiễm HIV cao gấp hàng chục lần so với người khác. Càng có nhiều bạn tình càng làm tăng khả năng bị lây nhiễm HIV vì người nhiễm HIV không có biểu hiện gì khác người bình thường.

Nhiễm HPV: Nhiễm Human Papilloma Virus (viết tắt là HPV) là loại virut lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất. Trong phần lớn các trường hợp, bệnh có thể không gây nguy hại gì cho sức khỏe. Nhưng đáng ngại hơn cả là nhiễm HPV có thể gây ra mụn cóc sinh dục hoặc một số loại ung thư. HPV là nguyên nhân chính gây bệnh ung thư cổ tử cung và nhiều loại ung thư khác như ung thư hậu môn, âm hộ, âm đạo, dương vật. HPV cũng có thể gây ung thư ở phía sau họng, bao gồm dưới lưỡi và amidan. Bệnh ung thư thường xảy ra hàng năm, kể cả hàng chục năm sau khi nhiễm HPV. Các chủng HPV có thể gây mụn cóc sinh dục không giống như chủng HPV có thể gây ung thư. Đường lây truyền chủ yếu thông qua tiếp xúc tình dục, dịch tiết hoặc tiếp xúc da. Yếu tố nguy cơ là do vệ sinh kém, bộ phận sinh dục thường ẩm ướt, bao quy đầu dài, viêm âm hộ âm đạo, suy giảm miễn dịch, đa số kèm với các bệnh tình dục khác. Nhiễm HPV không thể chữa được. Biện pháp phòng ngừa chủ động là sử dụng vắc-xin HPV. Hiện nay, loại vắc-xin ngừa HPV type 6, 11, 16, 18 dùng cho phụ nữ từ 9 - 26 tuổi có thể phòng ngừa bị sùi mào gà do 2 chủng HPV 6, 11 gây ra.

Để phòng các bệnh STD, cần thực hiện lối sống lành mạnh, quan hệ thủy chung một vợ một chồng hoặc chỉ quan hệ tình dục với một bạn tình duy nhất; sử dụng bao cao su đúng phương pháp, ngay từ đầu và trong suốt thời gian giao hợp để phòng lây nhiễm. Khi có dấu hiệu bệnh, cần đi khám chuyên khoa để điều trị theo đúng phác đồ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thói quen vệ sinh sau khi quan hệ tình dục bạn không nên bỏ qua

BS. Băng Tâm - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 01/05/2024

    5 sai lầm phổ biến khi tắm gây hại cho làn da

    Tắm là nhu cầu vệ sinh cơ bản và cần thiết của mỗi con người. Nhưng nhiều người trong chúng ta khi tắm thường mắc phải một số sai lầm dẫn đến tác hại không hề nhỏ đối với sức khỏe làn da.

  • 01/05/2024

    Tiêu chí lựa chọn dầu ăn tốt cho sức khỏe

    Dầu ăn là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Khi nấu ăn với dầu hàng ngày, bạn nên lựa chọn dầu ăn đáp ứng được các tiêu chí tốt cho sức khỏe.

  • 01/05/2024

    Những nguy hiểm của thừa cân có thể bạn không biết

    Thừa cân là một vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay do mất cân bằng dinh dưỡng và lối sống ít vận động, thiếu khoa học. Vấn đề này đang làm suy giảm sự tự tin và đẩy con người ta tiến gần hơn đến các nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.

  • 01/05/2024

    5 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường bạn nên biết

    Đái tháo đường là căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh có vai trò quan trọng trong việc điều trị.

  • 30/04/2024

    Sử dụng đồ uống có cồn khi mắc tăng huyết áp cần lưu ý gì?

    Sử dụng đồ uống có cồn là việc khó tránh khỏi khi tham gia các bữa tiệc xã giao. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, cần uống rượu bia thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch?

  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

  • 30/04/2024

    Cắt giảm đường phụ gia đem lại những lợi ích sức khỏe nào?

    Khác với đường tự nhiên có trong rau củ quả hay sữa, đường phụ gia lại gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là 6 lợi ích xảy ra khi bạn cắt giảm đường phụ gia trong chế độ ăn hàng ngày.

  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

Xem thêm