Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Muối dưa thế nào cho an toàn và ngon?

Dưa muối là món ăn dân dã được mọi người ưa chuộng. Để bảo quản được dưa, người ta dùng phương pháp lên men chua - đây là một phương pháp đơn giản mà hiệu quả.

Về mặt vệ sinh, lên men chua chỉ có thể ức chế hoặc làm chết một số loại vi khuẩn chứ không thể làm chết được trứng giun, không loại trừ được các loại thuốc bảo vệ thực vật. Vậy muối dưa chua thế nào để được dưa ngon và an toàn?

Phương pháp lên men chua đã sử dụng các vi sinh vật lên men để chuyển hóa đường thành axid lactic làm chua môi trường, ức chế các vi khuẩn gây thối rữa. Phương pháp này chỉ bảo quản thực phẩm trong một thời gian ngắn, thường trong vòng 15-30 ngày với pH của thực phẩm từ 3 - 4,5. Nhưng quá trình lên men chua làm hao hụt các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin và các chất khoáng. Muối chua ngắn ngày trong vòng 15 ngày thì sự hao hụt sẽ ít hơn, nhất là về vitamin C.

Muối dưa trong hũ hay vại bằng sành, sứ, hoặc thủy tinh, không muối trong thùng nhựa.

Có nhiều loại rau dùng để muối dưa như rau cải bắp, cải bẹ, cải sen, cà rốt… Có một số rau dùng để muối xổi, có thể ăn được trong thời gian ngắn, nhưng ta biết trong môi trường dưa muối vi khuẩn chỉ sống được 9 giờ, ký sinh trùng không quá 10 ngày mà muối xổi thời gian quá ngắn không đủ độ axid nên không kìm hãm được vi khuẩn có hại. Vì thế, thông thường người ta hay ăn dưa cải bẹ muối chua. Trong 100g dưa cải bẹ có 745mcg betacaroten;  2,1g cellulose. Như vậy, dưa muối chua ngoài cung cấp cho ta vi khuẩn có lợi lại cung cấp thêm chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Do đó, cần phải chọn thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh và phải rửa thật sạch dưa cùng dụng cụ chế biến trước khi muối chua.

Trước hết là nguyên liệu ta chọn loại cải bẹ to, ngoài ra còn cần hành lá, muối, đường, ớt và có thể thêm vài lát giềng.

Muối trong hũ hay vại bằng sành, sứ, hoặc thủy tinh.

Muối dưa cần chọn loại cải bẹ to và đợi vài ba ngày dưa có màu vàng ươm, khi đó ăn mới an toàn.

Cách làm:

Chuẩn bị dưa để muối: Phơi cải một nắng cho héo; Hành lá bỏ rễ phơi héo cùng cải bẹ; Cắt khúc cả hai loại dài 5cm sau đó rửa sạch kỹ, để ráo nước.

Nước để muối dưa: nước chín, ấm pha tỷ lệ: 1lít nước + 3 thìa nhỏ muối + 1 thìa đường. Khuấy tan đều. Sau đó ta xếp dưa vào hũ, cọng xuống dưới, lá lên trên và thêm hành lá, ớt cắt nhỏ. Đổ nước vào cho ngập dưa, dùng đĩa hoặc nan tre chặn lên. Sau vài ba ngày, dưa có màu vàng ươm, chua giòn, không cay và có mùi thơm của dưa là ăn được. Có thể thêm vài lát giềng.

Cần chú ý: Thứ nhất, các loại rau thường được bón bằng phân đạm ure nên vẫn còn tồn dư một lượng nitrit đáng kể, vào dạ dày sẽ kết hợp với thịt, cá, cua… tạo nitrosamin - một chất độc có khả năng gây ung thư. Bình thường, trong rau cải, hàm lượng nitrit chỉ ở dạng vết, khi muối dưa thì hàm lượng nitrit tăng lên trong vài ngày đầu do quá trình vi sinh khử nitrat có trong rau thành nitrit, sau đó nitrit trong dưa giảm dần và mất hẳn khi dưa đã chua vàng. Lúc này, ta ăn sẽ an toàn và rất ngon. Thứ hai, muối (NaCl) nếu cho nhiều sẽ tăng nồng độ Na máu, khi vượt quá ngưỡng của thận, Na sẽ được giữ lại trong máu gây tăng thể tích máu do giữ nước, do đó gây gánh nặng cho tim, làm tăng huyết áp. Vì thế, cũng không nên ăn thường xuyên và nhiều một lần. Thứ ba, không ăn dưa bị nhớt, thâm đen, váng mốc hay có mùi lạ

BS. Nguyễn Thục Anh - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm